Phân loại suy giãn tĩnh mạch nặng và nhẹ

Phân loại suy giãn tĩnh mạch nặng và nhẹ sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được áp dụng đúng cách. Từ đó, đem lại hiệu quả cao, giúp cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là hiện tượng các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch là mạch máu dẫn máu hồi lưu về tim từ các bộ phận của cơ thể. Có những van giữ chức năng làm dòng máu đi 1 hướng về tim để trao đổi oxy, tuy nhiên, vì 1 yếu tố nào đó, các van này làm việc không hiệu quả và làm dòng máu đi hướng ngược lại và dẫn đến gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch. Kết quả là làm phình to các mạch máu này, gây nên hiện tượng suy giãn tĩnh mạch (xuất hiện những tia tĩnh mạch nhỏ xanh đỏ, hoặc đường mạch máu màu xanh ngoằn ngèo) có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bệnh thường xảy ra ở các tĩnh mạch chân.

Suy giãn tĩnh mạch tiến triển qua đừng giai đoạn, nhẹ nhất là hiện tượng đau, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối. Nặng hơn, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây cảm giác nặng, đau nhức chân. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh gây viêm sưng, rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, cắt cụt chi.

phan-loai-suy-gian-tinh-mach-nang-va-nhe-1

Người bệnh suy tĩnh mạch ở giai đoạn đầu thường có các dấu hiệu mờ nhạt, chính bệnh nhân cũng không biết. Người bệnh chỉ cảm giác đau chân, nặng chân, nhưng đa số bệnh nhân không nghĩ rằng bị suy tĩnh mạch mà chủ quan vì lầm tưởng các cảm giác đau chân, sung phù to hơn bình thường là do đứng hoặc ngồi lâu. Chính vì những triệu chứng này thường không rõ ràng hoặc mất đi khi nghỉ ngơi vì các tĩnh mạch ở chi chưa giãn nhiều, không thấy rõ, nên người bệnh ít chú ý đến và dễ bỏ qua. Mặt khác, đa số mọi người cho rằng suy giãn tĩnh mạch chỉ là căn bệnh do lão hóa, với độ tuổi từ 30 – 40 hiếm có nguy cơ mắc bệnh nên thường vô tâm, không thăm khám khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh lý.

Bệnh lành tính nhưng dễ biến chứng

Ngoài ra, sai lầm trong phương pháp điều trị vì lầm tưởng với những căn bệnh khác cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch từ lành tính trở nên biến chứng. Về mặt triệu chứng, suy giãn tĩnh mạch khá giống với một số bệnh khác như đau mỏi cơ, loãng xương, thiếu canxi dẫn đến quan điểm lệch lạc về phương thức chữa trị. Vì vậy người bệnh thường tự điều trị, vừa không khỏi bệnh, vừa tốn kém lại không biết được căn nguyên bệnh dẫn đến bệnh để lâu lại càng nặng nề.

Các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân như: hình thành cục máu đông, chảy máu, xuất huyết dưới da, loét khó chữa lành,…

Hiểu đúng bệnh, trị đúng gốc

Trên thực tế suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh mãn tính không thể tự chữa khỏi. Chính vì vậy, để điều trị hiệu quả và ngăn không cho bệnh bị biến chứng nặng, các chị em phụ nữ cần lưu ý ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh (như đau, sưng, nặng chân vào cuối ngày hay đứng lâu; chuột rút ban đêm) để kịp thời điều trị, ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng. Bạn nên chủ động tầm soát và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên nâng cao nhận thức và chủ động phòng ngừa bệnh. Hãy tạo một môi trường làm việc khoa học và an toàn cho cơ thể, nếu công việc bạn phải ngồi hoặc đứng nhiều, bạn hãy tự cho phép cơ thể mình thư giãn 5-10 phút cứ sau 60 phút làm việc hoặc đơn giản chuyển tư thế ngồi. Việc thường xuyên tham gia tập luyện thể thao kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn suy giãn tĩnh mạch.

Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn phân biệt được suy giãn tĩnh mạch nặng và nhẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.