7 giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính, thường gặp ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay nó cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ, nhất là với nhóm đối tượng văn phòng, may mặc, làm đồ đông lạnh. Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Cùng tìm hiểu 7 giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch trong bài viết dưới đây nhé!

7-giai-doan-benh-suy-gian-tinh-mach

Bệnh suy giãn tĩnh mạch hình thành do các van tĩnh mạch bị yếu đi hoặc tổn thương, khiến nó không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim và làm máu bị ứ đọng. Suy giãn tĩnh mạch chân không lây nhiễm nhưng có thể di truyền giữa các thành viên có quan hệ huyết thống trong gia đình. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân ở người, chẳng hạn như: tuổi tác, giới tính (nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới, tiền sử gia đinh, thừa cân, béo phì, do thói quen sinh hoạt, làm việc…)

7 giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch dựa trên các triệu chứng lâm sàng

Việc xác định giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch được xác định trên nhiều yếu tố, sau đây là 7 giai đoạn bệnh suy giãn tĩnh mạch từ nhẹ đến nặng được phân loại dựa trên các dấu hiệu lâm sàng mà bệnh nhân cần lưu ý:

  • Giai đoạn 0: bệnh đã có nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.
  • Giai đoạn 1: các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân…
  • Giai đoạn 2: các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng
  • Giai đoạn 3: bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều, chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.
  • Giai đoạn 4: da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.
  • Giai đoạn 5: xuất hiện các vết loét.
  • Giai đọan 6: các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.

Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch

Khi mới chớm bệnh, triệu chứng mờ nhạt, lúc có lúc không, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Khi ngủ buổi đêm có dấu hiệu bị chuột rút, ngứa ngáy, như kiến bò trong ống chân…

Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu
  • Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối
  • Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.

Thực tế, rất khó để điều trị suy giãn tĩnh mạch dứt điểm vì thế không thể tự chữa khỏi được nếu không có sự can thiệp của bác sĩ. Một khi bạn nhận thấy bất kì dấu hiệu nào bên trên, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán điều trị sớm.

Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến bao gồm:

Điều trị nội khoa: thay đổi thói quen sinh hoạt, tránh đứng lâu, ngồi lâu, tăng cường vận động; mang vớ y khoa liên tục vào ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề; dùng thuốc để giảm đau, chống viêm, giúp thành mạch bền vững hơn, làm tan cục máu đông…

Liệu pháp xơ hóa: bệnh nhân được tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch bị giãn, khiến tĩnh mạch này bị mất chức năng đồng thời điều chỉnh lưu thông máu sang các tĩnh mạch bình thường khác.

Phẫu thuật: các bác sĩ thường tiến hành tiểu phẫu để đưa các mạch máu bị giãn ra hoặc thắt lại để ngưng hoạt động của chúng.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh có thể hạn chế suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch như: đi bộ tập thể dục đều đặn, tránh đứng một chỗ quá lâu, kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm, hạn chế mặc quần áo bó sát.

Nếu mới xuất hiện bệnh, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên, áp lực của vớ sẽ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, giúp đưa máu về tim, giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông. Khi tĩnh mạch phồng to lan khắp chân, phù chân, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra các biện pháp can thiệp thích hợp như điều trị bằng laser, chích xơ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.