Khi nào táo bón trở nên nguy hiểm?

Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, đau, khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn, hoặc phân nhỏ hoặc cứng. Trong số các triệu chứng này, dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần. Vậy khi nào táo bón trở nên nguy hiểm? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay.

khi-nao-tao-bon-tro-nen-nguy-hiem

Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí của Rome III để xác định khi nào táo bón trở nên nguy hiểm. Người bệnh táo bón phải bao gồm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:

  • Khó đi ngoài trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Cảm giác đi tiểu không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn hậu trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần

Táo bón là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây táo bón thường là do hậu quả của một chế độ ăn uống ít chất xơ, uống ít nước và có những thói quen không hợp lý mỗi ngày. Thông thường táo bón không quá nguy hiểm và có thể cách chữa trị táo bón dứt điểm, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể chuyển qua bệnh trĩ, ung thư đại tràng và các bệnh liên quan đến thận.

Căng thẳng lúc táo bón có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và huyết áp. Dù hiếm gặp, táo bón có thể làm thủng đường tiêu hóa của người già hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim. Chưa hết, táo bón đôi khi là triệu chứng của suy giáp, tiểu đường, bệnh đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Khi bị táo bón, bệnh nhân thường cố gắng rặn mạnh nhằm tống được phân ra ngoài gây tăng áp lực cho vùng bụng, trực tràng, nhất là đoạn cuối của vùng lược. Mỗi khi phân đi qua được vùng lược sẽ gây phình to vùng này, dẫn tới giãn rộng, phình lớn tạo nên búi trĩ gây đau rát, ngứa ngáy, thậm chí là chảy máu. Tình trạng này nếu xẩy ra kéo dài sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Phân ứ đọng lâu ngày trong đại tràng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển sinh ra các chất có hại ngấm, hấp thu vào máu sẽ dần dẫn tới nhiễm độc mạn tính. Điều này gây nên tình trạng kích thích thần kinh làm ảnh hưởng tới tâm tính và tinh thần người bệnh, khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy bực bội, khó chịu. Bệnh nhân ăn uống kém thì về lâu dài sẽ khiến sút cân, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, da khô xấu,…

Thông thường người bệnh táo bón cách chữa trị táo bón và cải thiện tại nhà. Tuy nhiên nếu gặp các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đi khám các chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và có hướng điều trị chính xác nhất:

  • Bạn bị co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh
  • Có máu ở trong phân
  • Bạn không đi vệ sinh trong 7 ngày liên tiếp, dù bạn vẫn ăn uống bình thường
  • Táo bón và tiêu chảy xảy ra bất thường
  • Sụt cân nhanh đột ngột kèm theo táo bón

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.