Cảnh báo các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân

Tại Việt Nam, theo nghiên cứ của Present và VCP năm 2011, cứ 100 người thì có khoảng 25 người bị mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu ngoại vi, có chức năng dẫn máu từ 2 chân về tim theo chiều từ dưới lên trên.

Khi tĩnh mạch nông bị suy (do suy van hoặc giãn tĩnh mạch), khi đó máu sẽ trào ngược xuống chân gây ứ trệ tuần hoàn, dẫn đến các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch: đau, mỏi, nặng chân, chuột rút vào ban đêm hoặc phù nhẹ khi đứng ngồi lâu…

Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh rất phổ biến ở nước ta, chiếm tỷ lệ rất cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp từ 3-4 lần so với nam giới. Bệnh tiến triển qua nhiều giai đoạn từ nặng đến nhẹ.

Với những bệnh nhân mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường chỉ bị đau mỏi chân, nặng chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, ít vận động.

Nặng hơn, vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da gây nên cảm giác nặng chân, đau nhức chân. Ở giai đoạn cuối cùng, bệnh gây viêm sưng, gây khó khăn cho tình trạng đi lại, nhiều khi còn dẫn đến tình trạng lở loét chân, phải cắt cụt chi.

Người bị suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu thường mờ nhạt, ngay cả chính bệnh nhân cũng khó phát hiện. Người bệnh chỉ cảm giác đau chân, mởi chân và dễ bị nhầm tưởng sang các bệnh khác như đau nhức mỏi cơ, thiếu can xi dẫn đến chủ quan và lệch lạc về phương thức điều trị suy giãn tĩnh mạch

Để được chẩn đoán chính xác nhất về bệnh, khi thấy những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ quan y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp:

  • Đau bắp chuối, chân năng nề, có cảm giác tê rần khó chịu
  • Nặng chân, đau chân, mỏi chân tê nhức chân khi về chiều
  • Khi làm công việc đứng nhiều, ngồi lâu, cảm giác phù chân sưng mắt cá chân
  • Hay bị chuột rút về đêm, cảm giác châm chích, kiến bò và cảm giác ngứa chân
  • Khi gác chân nên cao, chân bớt đau nhức, khó chịu
  • Có những đường mạch máu ly ty màu xanh, tím xẫm nổi dưới da
  • Chân xuất hiện những đường gân xanh ngoằn nghèo
  • Chân nóng đau nhiều, sưng đỏ, màu da ở chân biến đổi
  • Những tĩnh mạch bị giãn lớn sẽ gây viêm loét da, các vết loét da lâu lành

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch của bệnh này là tạo thành nhự cục máu đông trong lòng mạch, các cục máu này có thể hình thành và gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển trong lòng mạch và gây tắc ở chỗ khác. Có 3 biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải nếu không được điều trị đúng cách là huyết khối, xuất huyết và loét chân.

Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch, mọi người nên quan tâm đến chế độ ăn uống. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Không nên đứng lâu, ngồi nhiều và nên tập các bài thể dục như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…

Đối với người bệnh, nếu ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng thuốc và phối hợp với mang vớ y khoa. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.