Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Cách điều trị bệnh

BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ GÌ?

Các tĩnh mạch ở chân có nhiệm vụ mang máu trở lại tim. Hệ thống van tĩnh mạch là hệ thống 1 chiều giúp máu di chuyển 1 chiều về tim mà không bị dội ngược lại. Người bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính (chronic venous insufficiency) có hệ thống các van không đóng kín hoàn toàn và do đó, máu bị ứ lại ở chân gây bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới (suy giãn tĩnh mạch chân). Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây đau nhức, sưng phù và biến đổi màu da. Việc ứ đọng máu gây nguy cơ cao hình thành vết loét ở chân.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Do lối sống thụ động, không tập thể dục có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Ngồi lâu hay đứng lâu cũng gây tăng áp lực lên tĩnh mạch, làm suy giảm chức năng của hệ thống van.

nguyen-nhan-giai-phap-va-cach-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-2

nguyen-nhan-giai-phap-va-cach-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-3

Đặc biệt, thì phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới, thường thì người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch thường có sự kết hợp của nhiều nguyên nhân:

nextIcon2 Béo phì là một trong tác nhân gây bệnh

nextIcon2 Lớn tuổi (trên 50 tuổi nguy cơ mắc bệnh cao hơn)

nextIcon2 Mang thai

nextIcon2 Tiền sử gia đình mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

nextIcon2 Người có tiền sử bị cục máu đông

nextIcon2 Người thường xuyên hút thuốc

CÁC DẤU HIỆU GÂY SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Khi thể nhẹ bạn thường không để ý tới, do đó tình trạng có thể chuyển biến nặng hơn, vì vậy, hãy chú ý các triệu chứng sau đây để phát hiện sớm:

+ Sưng chân hoặc nặng chân, đặc biệt ở vùng thấp, mắc cá chân

+ Đau nhức

+ Ngứa

+ Tĩnh mạch bị suy giãn ( tĩnh mạch ngoằn nghèo, giãn rộng, nổi lên trên bề mặt da)

+ Da đổi màu

nguyen-nhan-giai-phap-va-cach-dieu-tri-benh-suy-gian-tinh-mach-chan-1

Nếu không điều trị suy giãn tĩnh mạch, máu ứ đọng nhiều tăng áp lực lên các mao mạch nhỏ, rất dễ gây xuất huyết dưới da. Thường thấy là các đốm nhỏ có màu đỏ đậm hay nâu, đặc biệt gần mắc cá chân. Thậm chí có thể gây lở loét và rất khó để chữa lành do máu kém lưu thông.

BIẾN CHỨNG CỦA SUY GIÃN TĨNH MẠCH 

  • Loét chân: Loét thường rất đau, thường xuất hiện ở vùng tĩnh mạch bị giãn, mắt cá chân.
  • Tạo cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.
  • Cục máu đông gây thuyên tắc. Thường xảy ra ở những tĩnh mạch sâu, thuyên tắc ở những tĩnh mạch chân sẽ thấy đột nhiên sưng phù lên, đau nhiều, nên đến bác sĩ ngay.Nếu thuyên tắc ở phổi gây nhồi máu phổi tỷ lệ tử vong rất cao. Nên khi siêu âm doppler mạch máu thấy có cục máu đông bác sĩ phải cho ngay thuốc chống đông là vậy.
  • Chảy máu: Những tĩnh mạch giãn vỡ ra gây chảy máu.

CÁCH ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Mục tiêu điều trị suy giãn tĩnh mạch là ngăn chặn tình trạng sưng phù nề và loét chân. Việc điều trị sẽ cần phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau và dựa trên các yếu tố về tuổi tác, triệu chứng,… để lựa chọn cho phù hợp

Thứ 1 chúng ta nên thay đổi lối sống: để giúp hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn, khỏe cơ thể hơn…

NOTE Sử dụng vớ y khoa: với cách sử dụng vớ y khoa sẽ tạo một áp lực lên các tĩnh mạch và giúp độ hở của các van giảm xuống, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

NOTE Vận động, di chuyển: tránh các việc ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu công việc ngồi nhiều, nên thường xuyên duỗi thẳng chân, di chuyển chân, mắc cá chân. Nếu bạn buộc phải đứng nhiều, hãy tranh thủ ngồi khi có thời gian và nhớ kê chân cao lên để giúp máu dễ lưu thông hơn.

NOTE Tập thể dục, thể thao: việc đi bộ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Thứ 2 chúng ta phải sử dụng thuốc: nếu có xảy ra loét và nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh. Nếu có nguy cơ hình thành cục máu đông, bác sĩ cũng sẽ sử dụng thêm thuốc để hạn chế nguy cơ.

Thứ 3 chúng ta phải hướng đến phương pháp không phẫu thuật: có nhiều phương pháp điều trị khác đối với suy giãn tĩnh mạch chân chẳng hạn như liệu pháp gây xơ hóa, đốt bằng sóng cao tần hoặc phẫu thuật giãn tĩnh mạch bằng laser (EVLA).

Thứ 4 đó là phương pháp phẫu thuật: có ít hơn 10% dân số cần tới việc phẫu thuật để điều trị suy giãn tĩnh mạch.

nextIcon2Phẫu thuật stripping: lấy toàn bộ tĩnh mạch hiển bị suy phối hợp với thắt hoặc cắt các tĩnh mạch xuyên bị suy.

nextIcon2Ngoài ra còn có phẫu thuật CHIVA và phẫu thuật Muller,… trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Suy giãn tĩnh mạch sau khi điều trị bằng phẫu thuật vẫn có nguy cơ tái phát, do đó, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế, thì nên duy trì việc tập luyện và chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế thấp nhất nguy cơ.

Với cơ chế công nghệ tiên tiến thì các dược sĩ đã cho ra đời nhiều loại thuốc (thực phẩm chức năng) để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đó là viên giấp cá spec trix, Cốm giấp cá Cutdom… Hiện tại các sản phẩm này đang được bán tại www.tamduocstore.com.vnwww.giapca.vn. Hãy gọi ngay hotline 0798 16 16 16 để được tư vấn chi tiết về bệnh lý và cách dùng thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.