Tại Sao Ăn Nhiều Rau Xanh Vẫn Bị Táo Bón?

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Ăn nhiều rau xanh là lời khuyến cáo đầu tiên dành cho người bị táo bón. Cách này giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, giúp làm mềm phân, dễ đại tiện. Nhưng, bổ sung rau xanh sao cho đúng cách mới đem lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Rau xanh là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, cực kỳ có lợi cho người bị táo bón. Với việc sở hữu nguồn chất xơ dồi dào, rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất lỏng, hợp chất thực vật, nguyên tố vi lượng và các vitamin cần thiết. Có người ăn nhiều rau xanh vẫn mắc táo bón, mới dẫn đến thắc mắc: tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Phải chăng là bạn đã bổ sung rau xanh sai cách?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng chất xơ cần thiết để dung nạp vào cơ thể một người trưởng thành mỗi ngày là:

+ Phụ nữ: 25 gam/ngày.

+ Nam giới: 38 gam/ngày.

+ Phụ nữ mang thai: 28 gam/ngày.

Nếu nạp quá 70 gam chất xơ mỗi ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thừa chất xơ như: đầy hơi, co thắt dạ dày, mất nước, khó tiêu. Lượng chất xơ dư thừa có xu hướng hấp thụ nước và các chất lỏng trong thành ruột làm giảm tốc độ di chuyển của thức ăn. Thiếu nước có thể khiến ruột bị tắc và khiến tình trạng táo bón nặng thêm. Ở một số người có hệ tiêu hóa hoạt động kém, chế độ ăn nhiều hơn 40g chất xơ mỗi ngày cũng có thể gây các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Đó là lý do ăn nhiều rau xnah vẫn bị táo bón.

Xem thêm: top thực phẩm trị táo bón

Hơn nữa, ăn nhiều rau xanh chưa đủ. Mắc phải các sai lầm dưới đây thì vẫn khiến bạn bị táo bón như thường, đó là:

1. Ăn nhiều rau xanh nhưng lại uống ít nước

Nếu bạn ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón là do cơ thể uống ít nước. Bởi chất lỏng bên trong đường ruột có tác dụng giữ cho phân ở trạng thái mềm và lỏng. Nếu bạn uống ít hơn 2 lít nước mỗi ngày thì lượng nước bên trong đại tràng có thể bị suy giảm. Từ đó khiến phân khô và cứng. Khi bạn uống ít nước trong thời gian dài, bạn sẽ bị táo bón dù bạn có ăn nhiều rau xanh đến cỡ nào.

2. Ăn nhiều rau xanh nhưng lại hay nhịn đi đại tiện

Thói quen nhịn đại tiện là nguyên nhân hàng đầu gây chứng táo bón cơ năng và tăng nguy cơ mắc bệnh về hậu môn, trực tràng. Khi bạn nhịn đại tiện sẽ khiến phân bị giữ lại trong ruột kết trong một thời gian dài. Lúc này, ruột già sẽ tiếp tục hấp thu nước khiến cho phân trở nên cứng và khó đào thải hơn. Nhịn đi đại tiện có thể khiến bạn bị táo bón ngay cả khi bạn ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước. Chính vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen đi đại tiện hàng ngày.

Xem thêm: cách chữa táo bón nhanh nhất tại nhà

3. Do bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt sẽ khiến bạn bị táo bón. Đây là bệnh mãn tính xảy ra khi nhu động ruột già bị rối loạn. Đó là lí do tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón. Viêm đại tràng co thắt có thể khiến cho nhu động ruột chậm hoặc nhanh bất thường. Từ đó, gây nên các triệu chứng như: táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…ngay cả khi bạn ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước.

4. Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị dài hạn có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ngay cả khi ăn nhiều chất xơ. Các loại thuốc này khi sử dụng trong thời gian dài có thể làm mất cân bằng men vi sinh hoặc gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến táo bón.

Xem thêm: cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón

Bên cạnh đó, dù bạn ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón là do thói quen ít vận động, căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể khiến chi phối hoạt động của hệ tiêu hóa. Từ đó, dẫn đến tình trạng chậm nhu động ruột, gây đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng và táo bón.

Trong trường hợp bạn mắc phải táo bón và gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện, ăn uống, cơ thể mệt mỏi, hãy cải thiện ngay từ những nguyên nhân trên. Trước tiên, bạn cần chú ý xây dựng các thói quen lành mạnh và cần can thiệp điều trị từ thuốc nếu táo bón nặng.

+ Bổ sung 2 lít nước/ngày. Với trẻ nhỏ, bạn nên điều chỉnh lượng chất lỏng dựa theo cân nặng và độ tuổi.

+ Ăn uống đúng giờ và nên cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.

+ Hạn chế thói quen nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.

+ Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.

+ Tuyệt đối không nhịn đại tiện và cần đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu.

+ Giảm căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi, giảm áp lực công việc.

+ Không tùy tiện sử dụng thuốc, đặc biệt là trong điều trị dài hạn. Chỉ dùng khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

+ Cân bằng lợi khuẩn bằng cách ăn sữa chua 1- 2 lần/ngày.

+ Sử dụng thuốc hỗ trợ làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, thuốc trị táo bón tạo khối, thuốc trị táo bón thẩm thấu, thuốc bôi trơn,…để làm mềm phân và kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình đại tiện tự nhiên.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón từ thiên nhiên như Dung Dịch Giấp Cá Fos

Dung dịch giấp cá fos – hương vị thơm ngon, không lo táo bón. Sản phẩm được kết hợp giữa dược liệu diếp cá và chất xơ hòa tan, là giải pháp tối ưu cho tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em và người lớn, mang lại hiệu quả sau 1 -2 ngày sử dụng.

Diếp cá: kháng sưng viêm, giảm đau rát, chống táo bón và trĩ, thanh nhiệt, giải độc.

FOS: chất xơ hòa tan giúp chống táo bón, nhuận tràng an toàn, tăng sản sinh lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Dung dịch Giấp Cá Fos dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Hi vọng nội dung bài viết đã mang đến bạn thêm nguồn cẩm nang chăm sóc sức khỏe, biết được những sai lầm bản thân mắc phải, từ đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

 

TỪ KHÓA LIÊN QUAN:

ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón
tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.