Vì Sao Trẻ Em Hay Bị Táo Bón? Đâu Là Cách Xử Lý Hiệu Quả

Táo bón được biết đến là tình trạng phổ biến ở trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Đối với trẻ em, khi bé chưa ý thức được bệnh thì nguy cơ táo bón có thể kéo dài dai dẳng. Lúc này, cần thiết nhất là sự quan tâm chăm sóc từ bố mẹ. Các bậc phụ huynh hãy cùng tìm hiểu: vì sao trẻ em hay bị táo bón? Đâu là cách xử lý hiệu quả nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ em là hiện tượng trẻ gặp khó khăn khi đi đại tiện, đau rát khi rặn do phân khô cứng, khó đào thải. Trong trường hợp này, tần suất đi vệ sinh của trẻ cũng giảm. Chỉ 3 hoặc ít hơn 3 lần/ tuần.

Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón như sau:

  • Trẻ gắng sức rặn đỏ mặt mỗi khi đi đại tiện trong hơn 10 phút.
  • Bé khóc ré và đau khi cố gắng đại tiện.
  • Phân của trẻ bị táo bón thường nhỏ và cứng, khô. Phân có dạng viên tròn.
  • Trẻ cảm thấy đau bụng, khó chịu.
  • Bụng cứng hoặc sờ thấy u phân.
  • Số lần đi đại tiện và lượng phân ít hơn bình thường.
  • Bé chán ăn, mệt mỏi
  • Trẻ thay đổi hành vi và thường hay cáu kỉnh hơn.

Xem thêm: trẻ em 2 tuổi bị táo bón nên ăn gì

Bố mẹ cần thường xuyên quan sát các biểu hiện thường ngày của trẻ. Điều này giúp kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý hiệu quả táo bón ở trẻ.

2. Vì sao trẻ em hay bị táo bón

Táo bón là câu chuyện phổ biến ở trẻ nhỏ và đặc biệt là đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Câu hỏi đặt ra: vì sao trẻ em hay bị táo bón? Đó là:

  • Bé không uống đủ lượng nước
  • Bé không ăn đủ chất xơ
  • Bé lười vận động
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho, thuốc điều trị tiêu chảy,…
  • Do bé mắc một số bệnh lý như: nứt hậu môn, một số bệnh lý liên quan đến trực tràng,…
  • Đối với trẻ em đang trong độ tuổi ăn dặm. Bé cần một khoảng thời gian để hệ tiêu hóa thích nghi với cách ăn mới. Hơn nữa, các thực phẩm mà mẹ cho bé ăn thường ít chất xơ như gạo, ngũ cốc. Đó là lý do trẻ trong độ tuổi ăn dặm dễ bị táo bón.
  • Bé nhịn đi đại tiện cũng là lời đáp cho câu hỏi: vì sao trẻ em hay bị táo bón. Có thể bé không để ý đến nhu cầu của cơ thể khi muốn đi vệ sinh do mải chơi hoặc bé không muốn đi đại tiện nơi công cộng.
  • Trẻ bị dị ứng sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa bò cũng khiến bé bị táo bón.
  • Có thể trẻ bị táo bón còn do yếu tố di truyền, tiền sử gia đình.

Xem thêm: trẻ em bị táo bón thì phải làm sao

Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là yếu tố cần thiết để cải thiện táo bón cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cần nắm chính xác nguyên nhân vì sao trẻ em hay bị táo bón để khắc phục phù hợp.

3. Cách xử lý khi trẻ bị táo bón lâu ngày

Táo bón ở trẻ em thường sẽ tự hết nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày, dai dẳng. Vậy, đâu là cách xử lý khi trẻ bị táo bón lâu ngày?

a. Tăng chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày của bé

Cung cấp chất xơ cho bé thông qua việc bổ sung các thực phẩm chứa dồi dào nguồn chất xơ từ rau xanh, củ quả, trái cây. Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin sẽ có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột. Như vậy giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Một số loại rau: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, các loại quả: đu đủ, cam, bưởi, bơ, táo,.. hay các loại củ: khoai lang, khoai tây, cà rốt,…đều rất tốt để bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

Mẹ nên cố gắng thay đổi cách chế biến, trình bày món ăn bắt mắt để kích thích bé ăn rau củ. Mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống hơn.

Xem thêm: cách xử lý trẻ táo bón đi ngoài ra máu

2. Cho trẻ uống nhiều nước

Mỗi sáng mỗi khi thức dậy, mẹ nên tập thói quen cho bé uống một cốc nước ấm. Việc này không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón ở trẻ. Đây là cách giảm táo bón ở trẻ đơn giản. Hơn thế, mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, đừng để trẻ khát mới uống.

3. Tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ

Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô, đúng tư thế đại tiện và tập trung khi đi đại tiện giúp bé hình thành thói quen phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn. Hơn nữa, việc tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.

4. Massage bụng cho bé

Đây là phương pháp nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Các Mẹ nên áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn qua phải. Rồi vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp này vừa giúp bé thoải mái vừa hỗ trợ giảm táo bón ở trẻ.

5. Sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ lành mạnh cho trẻ

Dung dịch giấp cá FOS – sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón tối ưu cho trẻ em và người lớn từ tinh chất thiên nhiên. Hiệu quả chỉ sau 1- 2 ngày sử dụng.

Sản phẩm là sự kết hợp giữa thành phần cao diếp cá với chất xơ hòa tan – FOS với hương vị thơm ngon, lấn át đi mùi tanh của diếp cá.

+ Diếp cá: kháng sưng viêm, giảm đau rát, chống táo bón và trĩ, thanh nhiệt, giải độc.

+ FOS: chất xơ hòa tan giúp chống táo bón, nhuận tràng an toàn, tăng sản sinh lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Với gần 10 năm có mặt trên thị trường, Dung Dịch Giấp Cá Fos được biết đến rộng rãi và được xem là thương hiệu đình đám chạm triệu trái tim người dùng. Sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy dược đạt chuẩn 100% GMP, thông qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Hi vọng nội dung bài viết đã mang đến bạn nguồn kiến thức bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

TỪ KHÓA LIÊN QUAN:

vì sao trẻ em hay bị táo bón
tại sao trẻ em hay bị táo bón
vì sao trẻ sơ sinh hay bị táo bón

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.