Theo thống kê cho thấy, người ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm tỷ lệ táo bón 25-50%. Táo bón ở người cao tuổi được phân loại như sau:
- Táo bón mãn tính nguyên phát: là dạng thường gặp nhất do nguyên nhân lối sống và chế độ ăn uống
- Táo bón thứ phát: táo bón do các bệnh khác như đái tháo đường và thiểu năng tuyến giáp
- Táo bón do thuốc: táo bón do tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng (codein, chẹn kênh canxi), đặc biệt những thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh và chức năng cơ trơn như thuốc điều trị bệnh Parkinson
1. Nguyên nhân gây táo bón ở người cao tuổi
Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng táo bón ở người cao tuổi phải kể đến là việc thay đổi chế độ ăn. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón.
- Suy giảm các hoạt động thể chất
Ở người cao tuổi, do rất nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương, các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón.
- Do thuốc
Đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm. Nhóm thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.
- Bệnh trĩ
Khi bị bệnh trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.
- Ít uống nước
Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.
Suy giảm nhu động đại tràng ở người lớn tuổi: các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm.
2. Ngừa táo bón ở người cao tuổi như thế nào?
Để ngăn táo bón, trước tiên các bạn hãy tuân thủ và tập thói quen tốt như sau:
Cải thiện thói quen đi ngoài, không nên nhịn tiêu quá lâu, ngồi toilet kéo dài và “rặn” mạnh, ngồi đúng tư thế để việc tống phân được dễ dàng hơn.
Tránh căng thẳng và lo lắng khi ngồi vào toilet. Đừng cố hỏi rằng mình có bị táo bón không? Vì điều này sẽ ảnh hưởng lên hệ thần kinh và ngăn sự “thôi thúc” đi ngoài dẫn đến mất cảm giác “muốn đi”
Ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước: nên ăn đủ 20-25g chất xơ, nước từ 1,5 – 2 lít mỗi ngày. Nhưng nếu bệnh nhân bị liệt toàn phần, không nên sử dụng chất xơ vì có thể gây vón phân và “bám chặt” do nhu động ruột kém.
Tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên, đi bộ mỗi ngày 15-10 phút hoặc 30-60 phút/lần x 3-4 lần/tuần
Phòng chứng táo bón ở người cao tuổi với nội dung chia sẽ như trên là hành trang kiến thức cho gia đình bạn. Nếu có thắc mắc gọi ngay hotline 0798.16.16.16 để được tư vấn và giải đáp về bệnh lý cũng như cách dùng thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.