Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không? Chắc chắn đây là vấn đề chúng ta quan tâm nếu chẳng may biết người thân, bạn bè hay đồng nghiệp mình bị bệnh trĩ. Nhưng bạn ơi, đừng kỳ thị hay e dè với người bệnh trĩ vì đây không phải là bệnh xấu. Và điều cần lưu ý là bệnh trĩ không có tính lây truyền. Nó chỉ hình thành do chế độ sinh hoạt sai cách.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn được dân gian gọi là bệnh lòi dom. Một bệnh lý về hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ do các đám rối tĩnh mạch hình thành tại vùng trực tràng. Búi trĩ được hình thành do áp lực đè ép lên tĩnh mạch tạo nên sự gấp khúc các mạch máu khiến chúng sưng phồng, gây đau đớn.
Bệnh trĩ được chia làm 2 loại, bao gồm:
Trĩ nội: là khi búi trĩ xuất phát trên đường lược. Đồng thời búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
Trĩ ngoại: là búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược. Lúc này búi trĩ sẽ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh vùng hậu môn.
Dựa vào sự phát triển của các búi trĩ mà người ta cũng chia trĩ thành 4 cấp độ bệnh, bao gồm:
- Trĩ cấp độ 1: búi trĩ còn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ cấp độ 2: bình thường búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn. Khi rặn đi cầu, búi trĩ sẽ bị lòi ít ra ngoài. Khi đi vệ sinh xong, đứng dậy, búi trĩ sẽ thụt lại vào trong.
- Trĩ cấp độ 3: mỗi khi đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm nhiều thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài.
- Trĩ cấp độ 4: búi trĩ sẽ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Xem thêm: bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
2. Nguyên nhân bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường xảy ra ở những nhóm đối tượng ít vận động, có tính chất công việc phải ngồi lâu tại một chỗ. Cụ thể họ là: tài xế, thợ may, người khuân vác, công nhân,…hoặc phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh trĩ được xác định như sau:
- Chế độ ăn uống ít rau xanh, nghèo chất xơ.
- Uống ít nước.
- Hay sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Thường xuyên ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,..
- Ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc đứng lâu tại một chỗ.
- Người hay khiêng vật nặng, vận động mạnh quá nhiều.
- Bị táo bón mãn tính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
- Áp lực, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên cũng khiến bạn mắc bệnh trĩ.
- Phụ nữ khi mang thai, sau sinh. Họ chịu một lực lớn từ bên trong gây ra sự giãn nở của các mạch máu hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.
- Thừa cân và béo phì làm gia tăng tần suất bệnh.
- Quan hệ qua đường hậu môn.
- Bệnh trĩ dễ xảy ra ở người cao tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ ở trực tràng và hậu môn yếu dần.
Xem thêm: trĩ và các bệnh văn phòng thường gặp
Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các biến chứng khó lường nếu không được can thiệp điều trị.
3. Bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?
Bệnh trĩ có thể xảy ra ở tất cả độ tuổi, giới tính và tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Tâm lý chung của mọi người là vẫn thường e ngại đối với những bệnh nhân trĩ. Thế nên, họ sợ khi dùng chung vật dụng cá nhân. Và họ thắc mắc: bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không?
Xem thêm: đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất
Theo các chuyên gia cho hay, bệnh trĩ hoàn toàn không có tính lây lan và cũng không có yếu tố di truyền. Việc mặc chung đồ, giặt chung đồ, quan hệ tình dục, ngồi chung ghế cũng sẽ không ảnh hưởng tới việc lây lan căn bệnh này.
Búi trĩ hình thành do áp lực đè ép lên tĩnh mạch tạo nên sự gấp khúc các mạch máu. Từ đó, khiến chúng sưng phồng, gây đau đớn, chứ hoàn toàn không phải do một loại virus nào gây ra cả. Vậy nên, khi hiểu được điều này thì từ nay bạn không còn phải hoang mang. Vì dù bạn có ngồi chung thêm hàng nghìn chiếc ghế nóng như thế thì bạn vẫn không sao cả. Có chăng, bệnh trĩ chỉ hình thành do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh và không biết cách phòng bệnh đúng đắn.
4. Cách cải thiện bệnh trĩ
Để nói “không” và “say goodbye” với bệnh trĩ, chúng ta cần thực hiện các giải pháp thường nhật sau:
- Tránh ngồi lâu, đứng quá lâu. Bạn nên đứng dậy vận động, đi lại sau 1 – 2 tiếng nếu ngồi lâu tại một chỗ.
- Tránh khiêng, mang vác vật nặng quá sức.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ.
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,..
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao.
- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc đại tiện. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc cầu thì niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô cứng hơn và khó đi cầu hơn.
Đối với người mắc bệnh trĩ cấp độ 1, 2 thì cần thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển nặng. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh từ thiên nhiên như VIÊN GIẤP CÁ SPEC TRIX FAST. Sản phẩm được kết tinh từ 100% dược liệu thiên nhiên bổ dưỡng, lành tính, có tác dụng tăng tính bền thành mạch, cầm máu, nhuận tràng, kháng khuẩn như:
- Cao khô diếp cá
- Chiết xuất hạt dẻ ngựa chuẩn hóa
- FOS
- Cao hoa hòe
- Nano curcumin liquid
Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
-
- Website: https://giapca.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/
- Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Hi vọng nội dung bài viết đã giải đáp thắc mắc và giúp bạn tránh hoang mang, dè chừng đối với những người mắc bệnh trĩ trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!