Người bị bệnh trĩ luôn được khuyến cáo bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Nguồn cung cấp chất xơ dồi dào đến từ rau xanh. Vậy với rau muống thì sao? Bệnh trĩ có cần kiêng ăn rau muống không? Hay những công dụng của loại rau này trong điều trị bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Tác dụng của rau muống
Rau muống được biết đến là thực phẩm có tính hàn. Nó có công dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, tăng tuần hoàn máu và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Trong ẩm thực của người dân Việt Nam, rau muống là món không thể thiếu. Chúng được chế biến thành nhiều món như: rau muống xào, rau muống luộc, canh rau muống, gỏi rau muống.
Tác dụng của rau muống đối với sức khỏe như sau:
- Giảm cholesterol trong máu
- Hỗ trợ điều trị thiếu máu
- Phòng chống tiểu đường
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch
- Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan
- Ngăn ngừa ung thư
- Chữa triệu chứng khó tiêu và táo bón
- Giúp mắt sáng khỏe
- Giúp mái tóc chắc khỏe
Sở dĩ mang đến những lợi ích tuyệt vời này là nhờ trong thành phần rau muống có chứa các vitamin A, B, C, canxi, photpho, hàm lượng sắt dồi dào. Rất phù hợp cho những người có thể trạng thiếu sắt, muốn bổ sung thêm sắt.
Xem thêm: bệnh trĩ có lây khi ngồi chung ghế không
2. Bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không?
Bệnh trĩ kiêng ăn rau muống không? Không những không gây hại cho sức khỏe mà rau muống còn cực tốt đối với người mắc bệnh trĩ.
Trong rau muống có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào với công dụng nhuận tràng. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ ngăn ngừa bệnh táo bón và phòng bệnh tiến triển.
Trường hợp bệnh trĩ gây chảy máu hậu môn sẽ khiến mất máu. Nếu bạn ăn rau muống sẽ giúp bổ sung thêm sắt cho cơ thể, kích thích sản sinh ra hồng cầu để bổ sung vào lượng máu cơ thể mất đi.
Thành phần chất chống oxy hóa dồi dào trong rau muống có tác dụng ức chế hoạt động của các gốc tự do gây hại. Đồng thời ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ác tính thành ung thư. Chúng có tác dụng kháng khuẩn kháng viêm mạnh, giúp sát trùng hậu môn và ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra.
Các vitamin, canxi, calin, protein có trong rau muống có tác dụng nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm mệt mỏi và phòng ngừa bệnh tật.
Xem thêm: bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không
Với những lợi ích sức khỏe mà rau muống mang đến cho người bệnh trĩ, bạn không còn phải thắc mắc: bệnh trĩ có cần kiêng ăn rau muống không? Bạn tuyệt đối không nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày. Thay vào đó, bạn hãy bổ sung chúng với liều lượng phù hợp trong thực đơn hàng ngày nhằm hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách dùng rau muống chữa bệnh trĩ như sau:
- Uống nước rau muống luộc
- Chế biến các món ăn từ rau muống: canh rau muống, rau muống xào, rau muống luộc,…
- Đắp rau muống đã giã nát lên búi trĩ.
3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh trĩ
a. Uống nhiều nước
Nước có tác dụng làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài. Bệnh nhân nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nước từ nước ép trái cây, nước rau quả.
Xem thêm: bệnh trĩ và các bệnh văn phòng thường gặp
b. Ăn nhiều chất xơ, thực phẩm có tác dụng nhuận tràng
Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, làm mềm phân, dễ dàng di chuyển phân. Các thực phẩm nhuận tràng cũng thế, chúng sẽ giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ hơn. Như vậy, nó ít tác động đến bệnh trĩ.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau xanh, củ quả tươi, ngũ cốc xay, đậu phụ.
Một số thực phẩm nhuận tràng tốt như: rau lang, rau mồng tơi, rau diếp cá, rau đay, rau dền, chuối, dưa hấu, khoai lang, táo, mật ong, đậu bắp, bưởi, kiwi, thanh long, cà chua, bơ, gừng, các loại hạt, đậu nành,…
c. Bổ sung thực phẩm giàu sắt
Người bị bệnh trĩ sẽ dễ bị thiếu máu do đại tiện ra máu. Vì vậy, chế độ ăn cho người bị bệnh trĩ cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt. Ví dụ như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, nho khô, thịt bò, hạt hướng dương, khoai tây, bông cải xanh, vừng, quả óc chó,..
d. Không ăn đồ mặn, nhiều muối
Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa. Từ đó làm các mạch máu căng lên khiến tình trạng trĩ thêm nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.
e. Không ăn đồ cay nóng
Thức ăn cay, chứa nhiều gia vị cay nóng như: tiêu, ớt, riềng, quế,…tuyệt đối không nên dùng cho người bị bệnh trĩ. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột, gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó dẫn đến đau rát hậu môn, khiến bệnh trĩ trở nặng.
f. Không ăn thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột, dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn.
g. Không ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Trong đồ ăn nhanh, chiên xào, rán thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng xấu cho người bị bệnh trĩ. Bởi các chất này rất khó tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
h. Tránh sử dụng các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, cà phê làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó, người bị bệnh trĩ cần tránh xa chúng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ từ thiên nhiên như DUNG DỊCH GIẤP CÁ EXT TRIX FAST. Đây là dòng sản phẩm được điều chế dưới dạng gói nước tiện dụng với sự kết tinh từ các thành phần:
+ Diếp cá
+ Cao hạt dẻ ngựa
+ FOS
+ Cao hoa hòe
+ Nano curcumin liquid
Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
-
- Website: https://giapca.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/
- Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!. Hi vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn nguồn thông tin bổ ích!