Bệnh nứt kẽ hậu môn: biểu hiện, tác hại và cách điều trị

Tình trạng nứt kẽ hậu môn hiện nay đang là một trường hợp mà rất nhiều bệnh nhân đang gặp phải. Nhiều người vì không hiểu rõ về chứng bệnh này nên có tâm lý khá lo sợ mà không có hướng thăm khám chữa trị hiệu quả. Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về tình trạng bệnh nút kẽ hậu môn cũng như cách khắc phục tốt nhất.

I. Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là những vết rách xuất hiện ở lớp lót của ống hậu môn, tạo cảm giác đau đớn, thậm chí chảy máu khi đi ngoài. Những vết nứt này không nguy hiểm và hầu hết có thể lành lại sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp nứt hậu môn không lành trong 8 – 12 tuần, cần được điều trị y tế gọi là nứt hậu môn mãn tính.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì

II. Triệu chứng nứt kẽ hậu môn

1. Triệu chứng bệnh

Khi mắc phải chứng bệnh này các bạn sẽ cảm thấy ngứa rát, đau nhức và chảy máu hậu môn, một số triệu chứng của nứt kẽ hậu môn thường gặp là:

  • Đau rát vùng hậu môn nhất là khi đi đại tiện. Thậm chí người bệnh phát hiện có cục u nhỏ ở vùng da rìa hậu môn
  • Đi đại tiện ra máu, lượng máu không chảy ra quá nhiều. Có thể chảy dịch vàng sau khi đi đại tiện.
  • Ngứa hậu môn: cảm giác cơn ngứa từng hồi và không thể kiểm soát được
  • Viêm nhiễm phụ khoa: hiện tượng ngứa ngáy và bị lan rộng đến các bộ phận phụ khoa.

2. Biểu hiện bệnh

Cũng như các bệnh khác, bệnh nứt kẽ hậu môn có biểu hiện bên ngoài nên hoàn toàn dễ phát hiện và theo dõi bệnh. Bệnh được biểu hiện qua các dạng sau theo giai đoạn.

  • Giai đoạn đầu: bề mặt niêm mạc hậu môn xuất hiện vết nứt, người bệnh cảm thấy xót khi đi đại tiểu tiện
  • Giai đoạn 2: vết nứt ở niêm mạc ống hậu môn lớn hơn, bệnh nhân khó khăn hơn khi đi đại tiện
  • Giai đoạn 3: vết nứt viêm loét nặng, xung quanh hậu môn xuất hiện u nhú, dù vết nứt có thể liền nhưng vẫn có nguy cơ tái phát, vùng bị nứt có dấu hiệu chai sạn, thô ráp. Bệnh nhân có thể bị trĩ.

Thường những vết nứt này sẽ là căn nguyên dẫn đến những triệu chứng cực kì khó chịu và đau đớn cho vùng hậu môn gây nên cảm xúc lo lắng và sợ hãi bệnh nhân.

Biểu hiện bệnh nứt kẽ hậu môn

Khi phát hiện những dấu hiệu này, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra chính xác và lên phương án điều trị kịp thời để tránh những hậu quả không lường trước.

III. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Một số nguyên nhân được cho là có thể làm rách niêm mạch ở lớp lót ống hậu môn, dẫn đến nứt kẻ hậu môn như:

  • Rặn mạnh khi đi ngoài (khối phân quá cứng hoặc quá khô)
  • Táo bón
  • Viêm xơ cơ thắt trong do các vết loét rách ở niêm mạc vùng hậu môn
  • Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc bị táo bón lâu ngày khiến vùng hậu môn bị tổn thương
  • Bệnh trĩ kéo dài đẫn đến sa búi trĩ và tổn thương hậu môn
  • Nhiễm trùng vùng hậu môn do vi khuẩn, vi trùng gây nên các vết rò, nứt hậu môn
  • Mang thai và khi sinh nở

Các vết nứt cũng có thể xuất hiện khi thăm khám trực tràng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hay do bệnh Crohn.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế tin rằng khi cơ vòng hậu môn bị áp lực hoặc căng quá mức và lâu ngày có thể khiến khiến kẻ hậu môn bị nứt.

IV. Tác hại của bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn tuy lành tính, có thể chữa trị nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến bệnh nhân với một số tác hại như:

  • Gây hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt trong cơ thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt và suy nhược cơ thể
  • Gây viêm nhiễm tại hậu môn, thậm chí gây hoại tử và ung thư hậu môn
  • Gây nhiễm trùng máu – một biến chứng nguy hiểm nhất cảu nứt kẽ hậu môn
  • Ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, sức khỏe sinh sản nữ giới
  • Khiến ngộ độc cơ thể và nếu bệnh kéo dài dẫn đến nhiều bệnh lý về hậu môn – trực tràng.

Người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, bứt rứt và chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà giảm đi. Vậy nên, tìm phương án chữa trị nhanh nhất có thể là những gì người bệnh cần lúc này.

V. Cách điều trị nứt kẻ hậu môn

1. Chữa viêm nứt kẻ hậu môn bằng y khoa

 Hiện nay, có hai phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng y hoa cực kì hiệu quả thường được Bác Sĩ chỉ định đó là:

a. Phương pháp nội khoa: áp dụng cho người bị mắc bệnh ở giai đoạn đầu bằng cách dùng thuốc bôi, kem thoa kết hợp dùng thuốc uống kháng viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, làm mềm phân, hạn chế táo bón.

Cách dùng thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn

b. Phương pháp ngoại khoa: dùng cho trường hợp nặng hoặc dùng thuốc không hiệu quả thì cần hỗ trợ điều trị bằng tiểu phẩu thuật cắt bỏ phần cơ vòng hậu môn giúp giảm co thắt và hỗ trợ vết thương mau lành.

2. Phương pháp chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

a. Thuốc chữa nứt kẻ hậu môn tại nhà

Hầu như các loại thuốc chữa bệnh nứt kẽ hậu môn thường là sản phẩm nhuận trường, giúp làm mềm phân tránh làm tổn thương hậu môn. Hiện nay, một sản phẩm được sử dụng khá nhiều và thành công là viên giấp cá spec Trix, đây là sản phẩm của Tâm Dược vô cùng an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh tại nhà chỉ áp dụng đối với bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh, nếu bệnh tình đã chuyển biến nặng thì bạn nên tìm kiếm sự tư vấn hỗ trợ của các bác sĩ chuyên môn.

b. Một số điều mà người bệnh cần lưu ý

Hầu hết nứt kẽ hậu môn sẽ lành sau 4 – 6 tuần điều trị tại nhà. Các bạn có thể tham khảo một số bí quyết giúp phòng chống và làm giảm triệu chứng cũng như giúp vết thương mau lành:

  • Phòng tránh táo bón
  • Bổ sung nhiều rau củ, trái cây và các loại đậu nhằm cung cấp đủ chất xơ cho bữa ăn
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục mỗi ngày
  • Giữ thói quen đi cầu vào một giờ cố định
  • Ngồi trong bồn nước ấm 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 20 phút
  • Sử dụng khăn giấy vệ sinh mềm để tránh làm xây xát hậu môn
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân hay các thuốc bôi ngoài da giúp làm giảm sưng viêm ở các vết nứt

Phòng chống táo bón và nứt kẽ hậu môn

Đừng cố gắng nhịn đi ngoài nếu bị đau khi nứt kẻ hậu môn, vì càng nhịn càng làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn. Hãy cố gắng tập những thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng tránh điều trị táo bón này.

Như vậy, bệnh nứt kẽ hậu môn mang tính chất là bệnh ngoài da, không quá khó điều trị chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và đặc biệt chú trọng đến lối sinh hoạt lành mạnh, hợp lý, từ bỏ những thói quen thiếu khoa học trước đó. Cần can thiệp sớm khi phát hiện có dấu hiệu bệnh, nếu không thể tự xoay xở, hãy đến ngay bác sĩ hoặc phòng khám uy tín để có phương án kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh. Xem thêm các tin tức mới nhất của chúng tôi tại: www.giapca.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.