Cách nhận biết và trị bệnh trĩ nội tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Hiện nay, bệnh trĩ và đặc biệt là bệnh trĩ nội là một trong những tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải và gặp rất nhiều sự đau đơn, phiền toái với nó. Vậy thì chứng bệnh này có nguyên nhân từ đâu? Cách nhận biết và cách trị bệnh trĩ nội như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thông qua bài viết ngay sau đây.

I. Bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu nhận biết?

1. Tìm hiểu về trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Do ít gây đau ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiêu. Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn và bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Triệu chứng bệnh trĩ nội qua các giai đoạn

Chứng bệnh này thông thường phân thành 4 cấp độ, dựa vào các dấu hiệu bệnh trĩ nội mà chúng ta có thể xác định được tình trạng của người bệnh và đưa ra được cách trị bệnh trĩ nội đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là 4 cấp độ biểu hiện của bệnh:

  • Trĩ nội độ 1: búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ nội độ 2: búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại.
  • Trĩ nội độ 3: búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong.
  • Trĩ nội độ 4: búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa.
Cách nhận biết bệnh trĩ nội
Cách nhận biết biểu hiện của bệnh trĩ nội

3. Tác hại của bệnh trĩ nội mang lại

Thông thường, những người bị bệnh trĩ thường cảm giác đau đớn tăng dần từ cấp độ 1 tới cấp độ 4 sẽ làm người bệnh cực kì mệt mỏi và khó chịu.

  • Khi người bệnh đại tiện sẽ tạo ra, hành động rặn để đẩy phân đi xuống sẽ khiến búi trĩ phình căng lên, quá trình phân đi ngang búi trĩ đang căng phình cũng dễ tạo ra vết xước lớn hoặc nhỏ gây chảy máu và đau đớn. Nếu búi trĩ nằm ở những vị trí có mạch máu lớn thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn (máu chảy nhiều và khó cầm máu).
  • Đặc biệt, những bệnh nhân bị bệnh trĩ nội nhưng mắc thêm một số bệnh về rối loạn đông máu hoặc sử dụng một số loại thuốc tim mạch, thuốc chống nhiễm trùng sẽ khó cầm máu gây mất máu nhiều.
  • Vết xước ở vị trí búi trĩ có thể là điểm khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng cực kì nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội có tác hại nặng nề đến sức khỏe nên các bạn cần chú ý tình trạng bệnh và thăm khám bác sĩ ngay khi có các tình trạng:

  • Máu chảy nhiều, không cầm được máu.
  • Say sẩm, chóng mặt do mất máu.
  • Đau rát, sưng viêm dữ dội.

II. Nguyên nhân bệnh trĩ nội

Một số yếu tố được xác định là thủ phạm gây ra bệnh trĩ nội. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một trong những nguyên nhân trĩ nội sau:

  • Mang thai: bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
  • Quá trình lão hóa theo tuổi tác: càng lớn tuổi thì các cơ ở hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ nội ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: cả hai đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn và tạo thành búi trĩ.
  • Ngồi nhiều: ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
  • Khiêng vác vật nặng thường xuyên: điều này khiến khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Lâu dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức hình thành nên búi trĩ nội.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.

III. Cách chữa trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện chứng bệnh này, một số cách trị bệnh trĩ nội tại nhà chỉ hữu ích cho người bị trĩ nội ở giai đoạn nhẹ), nếu các triệu chứng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật (chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng cao su…) hoặc phẫu thuật. 

1. Biện pháp điều trị bệnh trĩ nội tại nhà

Để cải thiện các triệu chứng trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

  • Tắm nước ấm: ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó
  • Thoa dầu dừa vào hậu môn: dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ. Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.
  • Chườm đá lạnh: áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà

2. Phương pháp kết hợp giúp cải thiện trĩ nội

Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội.

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể thì chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu
  • Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón
  • Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ
  • Đi ngoài ngay khi có nhu cầu và tránh “rặn” quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm
  • Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn trĩ nội phát triển nặng hơn.

3. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng thuốc

Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi.

  • Thuốc làm mềm phân có tác dụng làm phân mềm nhanh nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Nếu dùng lâu dài sẽ gây phụ thuộc thuốc, gây tác dụng tiêu cục đến hoạt động chức năng của các cơ co thắt hậu môn, trực tràng
  • Thảo dược rất an toàn nhưng để điều trị bệnh cần sự kết hợp của rất nhiều loại thảo dược. Nếu dùng riêng lẻ thì không có tác dụng rõ rệt. Nếu dùng kết hợp thì tốn nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, người dùng không kiểm soát được chất lượng và khâu vệ sinh trong quá trình sử dụng nên vô tình tạo nên những biến chứng khác
  • Các bài thuốc dân gian vốn rất quý, là sự đúc kết kinh nghiệm nhiều năm của các thế hệ đi trước. Tuy nhiên chúng lại chưa có kiểm chứng lâm sàng bởi khoa học, chỉ được chứng minh qua truyền miệng và trên 1 số cơ địa nhất định. Việc làm theo các bài thuốc dân gian mang lại nhiều rủi ro không kiểm soát được.
Kem bôi trĩ trix fast
Kem bôi trĩ Trix Fast

Hiện nay, các bạn có thể tìm hiểu và sử dụng ngay những sản phẩm viên giấp cá trị trĩ, kem bôi trị trĩ, cốm trị trĩ… cực kì chất lượng và an toàn tại GIAPCA.VN. Những sản phẩm tại đây sẽ giúp cải thiện, kiểm soát các triệu chứng của bệnh trĩ nội hiệu quả nhanh và cực kì an toàn khi sử dụng. Xem chi tiết về các sản phẩm hoặc liên hệ tư vấn thông qua:

Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về biểu hiện, các nguyên nhân và cách trị bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay. Trĩ nội là một chứng bệnh tuy dễ nhận biết, dễ chữa trị nhưng nó cũng tìm ẩn rất nhiều nguy cơ đến sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.