Bệnh trĩ huyết khối xảy ra khi một cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ. Dẫu có thể kiểm soát và điều trị, nhưng ít nhiều bệnh gây đau đớn và cản trở đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh hiệu quả.
1. Bệnh trĩ huyết khối là gì?
Bệnh trĩ huyết khối còn được gọi là trĩ tắc mạch hay bệnh huyết khối quanh hậu môn. Bệnh xảy ra khi một cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ. Cục máu đông này chặn dòng chảy của máu, gây ra các triệu chứng viêm, đau và chảy máu.
Trĩ huyết khối có thể được biểu hiện đơn lẻ như một khối u hoặc một khối tròn lớn màu tím thẫm. Về cơ bản, nó được chia làm 2 loại: bệnh trĩ ngoại huyết khối và bệnh trĩ nội huyết khối. Hầu hết các trường hợp trĩ huyết khối có thể tự vỡ và được cơ thể tái hấp thu sau 1 – 4 tuần. Tuy nhiên, đôi khi búi trĩ có thể không tự vỡ và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
2. Triệu chứng bệnh trĩ huyết khối
Trĩ huyết khối thường xuất hiện dưới dạng một cục nhỏ quanh hậu môn và thường có màu sẫm, hơi xanh do chứa cục máu đông bên trong. Người bệnh có thể sờ bằng tay và nhìn bằng mắt thường. Triệu chứng thường gặp nhất là sưng, đau, có thể gây chảy máu ở hậu môn nếu huyết khối tắc mạch bị vỡ ra. Ngoài ra, một số triệu chứng khác của bệnh như:
- Các cơn đau đớn, dữ dội.
- Ngứa ngáy khó chịu xung quanh vùng hậu môn.
- Đại tiện khó khăn do búi trĩ phát triển lên kích thước lớn, làm tắc nghẽn và ngăn chặn ống trực tràng. Thậm chí là không thể đi đại tiện.
- Cơn co thắt tại vùng hậu môn mất dần chức năng và gây tình trạng rò rỉ phân.
- Người bệnh có thể bị sốt.
- Vùng hậu môn có thể xuất hiện những khối nhọt đỏ kèm triệu chứng ngứa rát.
Xem thêm: bệnh trĩ có ngứa hậu môn không
Bệnh trĩ huyết khối thường gây nhiều đau đớn. Nếu trong một số trường hợp nghiêm trọng, không được kiểm soát, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Hình thành cục máu đông.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Hoại tử.
Thế nên, bệnh nhân không được chủ quan, cần sớm can thiệp điều trị.
Xem thêm: bệnh trĩ gây hậu quả gì
3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ huyết khối
Người mắc bệnh trĩ huyết khối có thể do các nguyên nhân sau:
- Lười vận động: những người lười vận động, chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Các búi trĩ hình thành và gây nên xuất huyết – đây là nguyên tắc cơ bản gây bệnh trĩ huyết khối.
- Căng thẳng khi đi đại tiện: tình trạng này làm tăng nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy và làm ảnh hưởng đến mạch máu ở ống trực tràng.
- Chế độ ăn ít chất xơ: người ăn ít chất xơ có thể gây táo bón, phân cứng và làm tăng nguy cơ mắc trĩ huyết khối.
- Béo phì, thừa cân quá đà. Khi tăng cân, béo phì khiến các mạch máu bị chèn ép có thể dẫn đến tắc nghẽn, gây nguy cơ mắc trĩ huyết khối.
- Mang thai và sinh con: sự thay đổi tử cung và nồng độ hormone trong thai kỳ có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này khiến lưu lượng máu khó lưu thông và tăng nguy cơ hình thành búi trĩ huyết khối.
- Mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa: bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh.
- Tuổi cao: ở những người lớn tuổi, các tĩnh mạch ở hậu môn có xu hướng trượt xuống dưới và hệ thống tiêu hóa cũng hoạt động kém chất lượng hơn. Do đó, chỉ cần một lực tác động nhẹ cũng có thể khiến tĩnh mạch hậu môn bị tổn thương, viêm, sưng và hình thành các búi trĩ.
4. Cách điều trị bệnh trĩ huyết khối hiệu quả
a. Tự chăm sóc tại nhà
- Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ và uống nhiều nước để làm mèm phân.
- Tránh rặn khi đi đại tiện. Bạn nên nghiêng người về trước, thư giãn và hít thở chậm để phân tự đi ra ngoài cơ thể.
- Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm từ 10 – 15 phút mỗi lần, 2 – 3 lần mỗi ngày để làm dịu hậu môn và cải thiện cơn đau.
- Chườm đá hoặc khăn lạnh lên khu vực đau để giảm đau, làm mềm da và giúp người bệnh dễ đi ngoài hơn.
- Mặc quần áo thoải mái để tránh cọ xát búi trĩ.
- Nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu. Nên tránh các động tác mạnh hoặc mang vác nặng.
- Hạn chế quan hệ tình dục bằng cửa sau.
Xem thêm: bệnh trĩ giai đoạn 2
b. Sử dụng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc Tây hoặc các loại kem bôi, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh rất cần thiết. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả và tránh tác dụng phụ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các loại thuốc phổ biến, bao gồm:
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc bôi, kem bôi trĩ.
- Thuốc đặt hậu môn.
- Thuốc làm mềm phân.
- Thực phẩm chức năng.
Hiện nay, việc lựa chọn các sản phẩm chứa nguồn gốc thiên nhiên được ưu tiên trong điều trị bệnh bởi độ an toàn cao. Trong số đó, bệnh nhân trĩ có thể tham khảo dung dịch GIẤP CÁ EXT TRIX FAST. Đây là dòng sản phẩm được điều chế từ 100% thảo dược thiên nhiên. Với các thành phần chính như:
- Diếp cá
- Cao hạt dẻ ngựa
- FOS (chất xơ hòa tan)
- Cao hoa hòe
- Nano curcumin liquid
Sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch cho hiệu quả thẩm thấu cao. Gói nước tiện dụng, hương vị thơm ngon. Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
c. Áp dụng thủ thuật loại bỏ trĩ huyết khối
Phương pháp này sẽ loại bỏ búi trĩ và tạo một vết cắt bên trong cục máu đông, dẫn lưu máu ra ngoài. Trước khi tiến hành, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê để tránh cảm giác đau đớn. Các thủ thuật loại bỏ búi trĩ huyết khối phổ biến, bao gồm:
- Thắt búi trĩ bằng dây cao su
- Cắt trĩ bằng phương pháp longo
- Cắt trĩ bằng phương pháp Doppler
- Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
- Tiêm xơ búi trĩ
Các triệu chứng bệnh trĩ huyết khối có thể kéo dài trong 7 – 10 ngày. Nếu được điều trị phù hợp, các búi trĩ sẽ thường được co lại trong 1 tuần và mất vài tuần để hồi phục bình thường. Tốt nhất, bệnh nhân nên chủ động phòng và chăm sóc bệnh. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!