Bệnh Trĩ Bắt Nguồn Từ Đâu?

Bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu? Chắc hẳn bạn sẽ vô cùng khó chịu và căm ghét khi chẳng may mang trong mình bệnh trĩ. Chúng ta đều không ý thức được bệnh sẽ hình thành từ những thói quen vô tình trong đời sống. Vậy nên, bạn cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng co giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh hậu môn. Ở trạng thái thông thường, các mô này giúp kiểm soát việc đẩy chất thải ra ngoài. Nhưng khi các mô ấy phồng lên do sưng hoặc viêm thì được gọi là trĩ. Có 2 loại trĩ thường gặp: trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu xuất hiện cả 2 loại cùng lúc thì người ta gọi là trĩ hỗn hợp. Cụ thể:

Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (đường hậu môn – trực tràng). Khi ấy, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.

Trĩ ngoại: búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược. Búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Tất cả chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Đặc biệt, bệnh phổ biến ở những người có tính chất công việc ngồi hoặc đứng lâu tại một chỗ. Cụ thể là: công nhân, thợ may, nhân viên văn phòng, tài xế, người lao động nặng,…Phụ nữ mang thai cũng rất dễ mắc trĩ. Bệnh trĩ không có tính lây truyền, nó xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai cách mà ra.

2. Bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu?

Tác nhân chính gây ra bệnh trĩ là do tình trạng tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn khiến chúng phồng lên hoặc xung huyết. Sự hình thành các búi trĩ chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố sau:

a. Thói quen sinh hoạt, lao động không thích hợp

Những thói quen sinh hoạt, lao động có tác động rất lớn đến việc bạn có mắc bệnh trĩ hay không. Một số thói quen xấu dưới đây là cơ duyên bắt nguồn bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý:

  • Đứng lâu, ngồi quá lâu tại một chỗ trong thời gian dài do tính chất công việc.
  • Đi vệ sinh vào những giờ không ổn định và không đều. Bạn nên đi đại tiện vào khoảng thời gian từ 5 đến 7 giờ sáng đều đặn mỗi ngày để giảm bệnh trĩ. Bởi đây là thời gian cơ trực tràng, hậu môn hoạt động tốt.
  • Ít vận động, thể dục thể thao gây mất trương lực cơ nói chung và ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa.

Xem thêm: bệnh trĩ bị sưng đau

b. Chế độ ăn uống

Thói quen ăn ít chất xơ. Chất xơ cần thiết cho sức khỏe đường tiêu hóa nhưng nhiều người đã không cung cấp đủ lượng chất xơ trong bữa ăn. Lượng chất xơ ít hơn 25 – 30g mỗi ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ táo bón. Đây là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Thói quen uống ít nước cũng dẫn đến táo bón. Trong khi đó, táo bón diễn ra thường xuyên sẽ gây tăng áp lực lòng ống trực tràng dẫn đến trĩ.

c. Mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa

+ Bệnh nhân xơ gan cổ trướng và các bệnh lý về gan sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch cửa. Từ đó làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch trực tràng gây trĩ.

+ Bệnh nhân mắc các bệnh về hậu môn trực tràng như: nhiễm trùng đường hậu môn, u nang buồng trứng, u phì đai tuyến tiền liệt.

+ Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: bệnh kiết lỵ khiến bạn đi đại tiện nhiều lần làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng.

+ Giao hợp qua đường hậu môn cũng khiến nhiễm trùng hậu môn và áp lực lên tĩnh mạch trực tràng gây trĩ.

Đến đây, bạn đã có câu trả lời cho việc: bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu? Từ đó, bạn xem lại bản thân mình đã mắc phải những sai lầm nào trong số trên dẫn đến bệnh trĩ. Như vậy, sẽ giúp bạn đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

3. Cách phòng bệnh trĩ tại nhà

Phòng bệnh trĩ tại nhà bằng việc áp dụng các cách sau:

  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Hạn chế giao hợp qua đường hậu môn.

Xem thêm: bệnh trĩ có biến chứng gì không

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả, trái cây.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Nên dùng những thực phẩm chứa chất nhầy như rau mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp giúp đường ruột dễ dàng đào thải phân và hạn chế ma sát.
  • Nên bổ sung sữa chua hàng ngày, thực phẩm giàu probiotis.
  • Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, nội tạng.
  • Tránh các món ăn chứa nhiều gia vị như: đồ ngọt, muối, tiêu, ớt,…đều có thể gây táo bón.

Xem thêm: bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không

  • Thay đổi thói quen khi đi đại tiện
  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện khi có nhu cầu trừ những trường hợp cần thiết.
  • Tránh tình trạng rặn khi đi đại tiện.
  • Khi đi đại tiện cần thả lỏng cơ thể để quá trình đào thải phân của trực tràng – hậu môn được diễn ra thuận lợi.
  • Tập đi đại tiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu duy trì thói quen này quá lâu sẽ khiến tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn cố thể bị giãn phình, ứ đọng máu và gây ra bệnh trĩ.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường bổ sung chất xơ, tăng tính bền thành mạch
  • Dung dịch Giấp Cá Ext Trix Fast dạng gói nước tiện dụng, hiệu quả hấp thu cao. Sản phẩm là sự kết tinh của: diếp cá, cao hạt dẻ ngựa, FOS, cao hoa hòe, nano curcumin liquid. Với công dụng chính:
  • Tăng tính bền thành mạch, cầm máu, nhuận tràng, kháng khuẩn.
  • Dùng cho trường hợp bệnh trĩ cấp độ 3, 4 với các biểu hiện: sa búi trĩ, đau rát khi đi ngoài, chảy máu, sưng viêm hậu môn.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: https://giapca.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Hi vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến độc giả nhiều kiến thức bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.