Tìm hiểu thể táo bón do hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS – irritable bowel syndrome) là một rối loạn đường tiêu xảy ra phổ biến. Bệnh thường gây ra những rối loạn chức năng tại hệ tiêu hóa nhưng không có tổn thương thực thể. Các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Thể táo bón là một trong 4 loại của IBS và chiếm trên 50% trong tổng số những người mắc bệnh này. IBS cho tới nay cũng chỉ dừng lại ở mức độ điều trị triệu chứng là chủ yếu kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cá nhân.

the-tao-bon-do-hoi-chung-ruot-kich-thich-ban-da-biet-chua

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy. Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Dựa trên triệu chứng của bệnh, IBS được chia làm 4 loại:

  • IBS tiêu chảy chiếm ưu thế: chiếm tỷ lệ ~1/3
  • IBS táo bón chiếm ưu thế: chiếm ~ 50%
  • IBS vừa tiêu chảy vừa táo bón: chiếm ~ 20%
  • IBS không tiêu chảy không táo bón.

Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung chủ yếu vào IBS táo bón chiếm ưu thế.

Táo bón do IBS: chiếm ưu thế đặc trưng bởi táo bón mãn tính đi kèm đau bụng. IBS nói chung và IBS thể táo bón nói riêng không có một nguyên nhân cụ thể nên không có xét nghiệm chuẩn, hầu hết bệnh được chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân khác. Các yếu tố như stress, căng thẳng, chế độ ăn uống thay đổi và các rối loạn khác có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên, những yếu tố kích thích này phụ thuộc cơ địa và không giống nhau cả về triệu chứng, mức độ và loại kích thích.

the-tao-bon-do-hoi-chung-ruot-kich-thich-ban-da-biet-chua-1

Những dấu hiệu nhận biết IBS táo bón chiếm ưu thế như:

  • Đau bụng nhất là khi sau ăn hoặc sau khi đi ngoài
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Táo bón kéo dài
  • Cảm giác đi ngoài chưa hết, phân kèm chất nhầy

Các triệu chứng táo bón có thể giảm đi và bùng phát trở lại nếu gặp các yếu tố thuận lợi thúc đẩy. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể như: đánh rắm, buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, đau lưng, buồn tiểu liên tục,…

Làm sao phân biệt IBS thể táo bón với thể táo bón do các nguyên nhân khác?

Táo bón do IBS thường có triệu chứng tương tự với những rối loạn khác. Theo tiêu chuẩn Rome IV, sự khác biệt lớn nhất giúp phân biệt táo bón do IBS là táo bón đi kèm với đau bụng do co thắt và gây khó chịu, trong khi bệnh táo bón vô căn thì không có triệu chứng đau bụng. Việc chẩn đoán chính xác rất quan trọng vì đa số táo bón do các nguyên nhân khác đều phải điều trị táo bón về nguyên nhân trước, trong khi táo bón do IBS chỉ có thể điều trị triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

Điều trị táo bón do IBS

Phương pháp điều trị IBS thể táo bón bao gồm thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, luyện tập thể thao và dùng thuốc nhuận tràng để điều trị các triệu chứng.

the-tao-bon-do-hoi-chung-ruot-kich-thich-ban-da-biet-chua-2

  • Thay đổi chế độ ăn uống: để phòng chống táo bón, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ cho bữa ăn của mình, hạn chế uống trà, cà phê, uống nhiều nước mỗi ngày để kiểm soát tốt nhu động ruột. Đây là một giải pháp dự phòng hiệu quả nhất với những người mắc bệnh IBS
  • Luyện tập thể thao: một cơ thể khỏe mạnh sẽ chống chịu bệnh tật tốt hơn
  • Kiểm soát tốt stress vì lo âu, căng thẳng có thể khởi phát bệnh cũng như làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
  • Thuốc nhuận tràng: khi bị táo bón kéo dài, bạn có thể dùng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để chấm dứt ngay tình trạng “ứ đọng” nhiều ngày. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng
  • Cách dùng thuốc: thuốc chống trầm cảm, lo âu và thuốc chống co thắt cũng có thể được kê đơn bởi bác sĩ khi cần thiết

Một số chống táo bón tạo khối đơn thuần từ dược liệu có thể được sử dụng để làm giảm táo bón tạm thời. Tuy nhiên, các chất xơ dư thừa có thể gây đầy bụng, ợ hơi và khó chịu hơn. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến các chuyên gia để được tư vấn điều trị đúng theo hotline 0798.16.16.16 nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.