Sa Búi Trĩ Phải Làm Sao?

Sa búi trĩ phải làm sao? Đối với bệnh nhân trĩ, sa búi trĩ là triệu chứng điển hình khi bệnh đang bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng. Hiện tượng này gây cảm giác lộm cộm, lấn cấn, vướng víu trong sinh hoạt. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng sa búi trĩ sao cho hợp lý.

1. Sa búi trĩ là gì?

Búi trĩ là dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh trĩ, nó xuất hiện khi tĩnh mạch quanh trực tràng dưới hoặc hậu môn sưng lên. Búi trĩ khi phát triển càng to sẽ càng gây đau đớn, chảy máu ở khu vực hậu môn và gây sa búi trĩ.

Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống khu vực hậu môn mỗi khi bệnh nhân đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Mức độ sa nhiều hay ít tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh trĩ. Nếu trĩ nhẹ, bệnh nhân chỉ có thể chưa thấy đau, lộm cộm và khó chịu. Trường hợp trĩ nặng, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài, phát triển lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn mỗi lần đi vệ sinh.

Tình trạng sa búi trĩ có thể gặp phải ở trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Hiện tượng này có thể gây chảy máu, đau rát, khó chịu, gây khó khăn khi đi đại tiện, ngồi hoặc đi lại. Khi bệnh trĩ ở độ 3, 4 thì búi trĩ sa ra ngoài và khó có thể tự co lại. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng sa búi trĩ qua các dấu hiệu phổ biến sau:

+ Cục u xuất hiện ở hậu môn. Khi lau hậu môn, người bệnh cảm nhận khối u nhỏ hoặc vết sưng ở hậu môn, chạm vào gây đau. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết sa búi trĩ.

+ Chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Khi búi trĩ có kích thước lớn, tác động đến hậu môn có thể khiến đi ngoài ra máu. Máu thường có màu đỏ tươi, chứa nhiều chất nhầy.

+ Ngứa rát hậu môn. Tình trạng sa búi trĩ gây ngứa rát vùng da quanh hậu môn, cảm giác khó chịu khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu.

Bên cạnh những dấu hiệu trên, bệnh nhân có thể nhận biết tình trạng bệnh qua các cấp độ, phụ thuộc vào độ nhô ra của búi trĩ. Cụ thể:

Cấp độ 1: búi trĩ hình thành trong ống hậu môn nhưng không nhô ra ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh có thể bị chảy máu.

Cấp độ 2: khi đi đại tiện, búi trĩ nhô ra khỏi hậu môn nhưng có thể co lại vào bên trong ngay sau đó.

Cấp độ 3: sa búi trĩ khi đi đại tiện và không thể tự co lại vào trong. Người bệnh phải dùng tay để đẩy vào.

Cấp độ 4: búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn. Người bệnh không thể đẩy vào bên trong. Ở cấp độ này, người bệnh có thể bị tắc nghẽn hậu môn.

2. Sa búi trĩ phải làm sao?

Sa búi trĩ tức là biểu hiện của mức độ bệnh đang đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Một số biến chứng xấu do sa búi trĩ có thể xảy ra như: sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng máu, thiếu máu, chức năng hậu môn rối loạn, viêm nhiễm, bội nhiễm.

Nỗi băn khoăn, lo lắng được đặt ra: sa búi trĩ phải làm sao? Nếu tình trạng sa búi trĩ được phát hiện sớm có thể tự cải thiện thông qua các biện pháp tự chăm sóc tại nhà. Với trường hợp nặng thì cần can thiệp nội khoa, phẫu thuật. Tốt nhất, khi phát hiện, bạn cần đi thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, biết chính xác tình trạng sa búi trĩ đang ở mức độ nào? Nặng hay nhẹ? Để từ đó, bạn sẽ được đưa ra lời khuyên về hướng điều trị phù hợp.

Các giải pháp được khuyến nghị áp dụng tại nhà cho những bệnh nhân đang còn lo lắng: sa búi trĩ phải làm sao? Cụ thể:

Chăm sóc tại nhà

Với trường hợp sa búi trĩ không nghiêm trọng, người bệnh có thể làm co nhanh, giảm sưng đau tại nhà bằng cách:

+ Ngâm hậu môn trong nước ấm giúp giảm sưng, chống viêm, giảm đau.

+ Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện bằng khăn ấm hoặc khăn dành cho trẻ em.

+ Dùng túi nước đá chườm lạnh khoảng 10 phút để giảm viêm, sưng.

+ Thay đổi tư thế khi đi đại tiện như nâng đầu gối cao bằng hông, đặt chân lên ghế thấp để giúp búi trĩ co nhanh hơn.

+ Thay đổi tư thế khi làm việc, nên ngồi lên bề mặt mềm.

+ Bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế ăn thực phẩm dầu mỡ, cay nóng.

+ Thường xuyên vận động cơ thể, không nên ngồi quá lâu tại chỗ.

Áp dụng các mẹo dân gian để làm co teo búi trĩ

Một số thảo dược thiên nhiên có chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu, làm co búi trĩ, có khả năng làm lành nhanh các tổn thương ở niêm mạc hậu môn – trực tràng. Một số thảo dược như: rau diếp cá, quả sung, cây lược vàng, dầu dừa, cây cúc tần,…

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh

Ưu điểm của các sản phẩm này là 100% dược liệu thiên nhiên bổ dưỡng, lành tính, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, hiệu quả điều trị lâu bền. Giới thiệu đến bạn dung dịch GIẤP CÁ EXT TRIX FAST – cắt ngay cơn trĩ cấp, đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân. Với các thành phần chính như:

+ Diếp cá

+ Cao hạt dẻ ngựa

+ FOS (chất xơ hòa tan)

+ Cao hoa hòe

+ Nano curcumin liquid

Sản phẩm được điều chế dưới dạng dung dịch cho hiệu quả thẩm thấu cao. Gói nước tiện dụng, hương vị thơm ngon. Công dụng sản phẩm mang đến là:

+ Giúp tăng tính bền thành mạch, cầm máu, nhuận tràng, kháng khuẩn.

+ Dùng cho các trường hợp bệnh trĩ nặng với các biểu hiện sa búi trĩ, đau rát khi đi ngoài, chảy máu và sưng viêm hậu môn.

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: https://giapca.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Điều trị y tế

Khi búi trĩ không thuyên giảm, gây chảy máu, đau đớn thì người bệnh nên thăm khám và điều trị y tế. Một số phương pháp phổ biến là:

+ Dây cao su thắt quanh búi trĩ.

+ Tiêm hóa chất.

+ Đông máu.

+ Phẫu thuật

Đến đây, bệnh nhân đã phần nào bớt hoang mang với thắc mắc: sa búi trĩ phải làm sao? Có lẽ, tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên tốt nhất về hướng điều trị khoa học. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.