Bệnh trĩ ngoại: nhận biết triệu chứng và cách chữa tốt nhất

Bệnh trĩ ngoại là một trong 2 dạng của bệnh trĩ – vốn một bệnh xảy ra ở trực tràng (hậu môn) xảy ra ở cả nam và nữ, đặc biệt ở các đối tượng ít vấn động, sinh hoạt không điều độ, ăn đồ cay nóng và trong khẩu phần ăn ít chất xơ. Để nắm rõ bệnh trĩ ngoại là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị căn bệnh này thì mời các bạn tham khảo ngay nội dung bài viết ngay sau đây.

1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ mà chúng ta có thể nhận thấy trực tiếp được bằng mắt thường. Việc tĩnh mạch bị giãn quá mức và bị sa ra ngoài, ngay phía dưới đường lược( Đường lược là bộ phần nối giữa phần cuối của ống tiêu hóa và hậu môn). Những đám rối tĩnh mạch căng cứng nổi lên quanh bờ hậu môn hình thành những búi trĩ ngày càng lớn nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách phân biệt bệnh trĩ ngoại như thế nào
Phân biệt bệnh trĩ ngoại – trĩ nội – trĩ hỗn hợp

=>Tìm hiểu thêm về Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại thường được chia làm 4 cấp độ bệnh:

  • Trĩ ngoại độ 1
  • Trĩ ngoại độ 2
  • Trĩ ngoại độ 3
  • Trĩ ngoại độ 4

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Các nguyên nhân của trĩ ngoại chủ yếu thường là các yếu tố gây áp lực mạnh lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn như:

  • – Các vận động quá sức như nâng vật nặng hoặc táo bón rặn nhiều khi đi cầu.
  • – Phụ nữ mang thai rất dễ bị do thai chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn.
  • – Chế độ ăn ít chất xơ, béo phì.
  • – Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính.

3. Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Cả trĩ ngoại lẫn trị nội đều nguy hiểm nhưng trĩ ngoại lại có những triệu chứng khó chịu nhiều hơn cho bệnh nhân hơn là trĩ nội nên. Việc nắm bắt được triệu chứng của bệnh trĩ ngoại sớm giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc xác định tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương án xử lý kịp thời.

  • Triệu chứng điển hình để phân biệt trĩ nội là thường không đau nhưng gây chảy máu khi đi đại tiện.
  • Trĩ ngoại có búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn nên dễ tiếp xúc và có xu hướng gây đau nhiều hơn trĩ nội.
  • Trĩ ngoại gây ngứa và đau vùng hậu môn, có lúc đại tiện ra máu nhưng không nhiều và có cục máu đông bên trong búi trĩ.
  • Trường hợp nặng hơn trĩ trong thời gian dài đặc biệt là trĩ ngoại sẽ gây thiếu máu mạn tính qua búi trĩ trong thời gian dàu sẽ ảnh hưởng đến lượng hồng cầu và O2 cần thiết cho nhu cầu của cơ thể; ngoài ra còn gây nghẹt búi trĩ, tắc mạch và hình thành cục máu đông
  • Trĩ ngoại được chia thành các cấp độ khác nhau: trĩ ngoại độ 1, 2, 3, 4 thể hiện mức độ nguy hiểm tăng dần của bệnh.

Tác hại của bệnh trĩ ngoại

Các bạn có thể phân biệt dựa vào triệu chứng của bệnh trĩ ngoại qua các cấp độ:

  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ mới hình thành, có kích thước khá nhỏ, gây nên cảm giác ngứa, rát khó chịu.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ lớn dần, bắt đầu có sự xuất hiện của dịch, ngứa rát khó chịu nhiều hơn.
  • Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ phát triển lớn, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường với hình dạng búi trĩ lớn có các tĩnh mạch căng phình bên trên, xuất hiện chảy máu hậu môn. (thường xuất hiện khi đại tiện)
  • Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ phát triển lớn và phát triển thành cụm, có nhiều dịch do viêm nhiễm, đau rát khó chịu. Hậu môn chảy máu nhiều hơn và thường xuyên hơn.

4. Những người dễ mắc trĩ ngoại

Trĩ xảy ra ở mọi đối tượng và chủ yếu là những người có thói quen sinh hoạt không điều độ

  • Trẻ em bị táo bón lâu ngày, chế độ ăn ít chất xơ và béo phì
  • Nhân viên văn phòng, người bán hàng, lễ tân, lái xe những người có tính chất công việc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu
  • Phụ nữ mang thai gây chèn ép hậu môn trong thời gian dài, ít vận động
  • Người già có cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở trực tràng cũng bị lão hóa theo thời gian

5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

  • Ăn nhiều chất xơ để giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân hạn chế các trường hợp táo bón trong thời gian dài
  • Uống nhiều và đủ nước (khoảng 2L trên ngày tùy theo trọng lượng cơ thể)
  • Không hoạt động quá sức
  • Luyện tập thói quen sinh hoạt vệ sinh đúng cách: không ngồi lâu trên bồn cầu để đọc sách hay xem phim, kéo dài thời gian đại tiện; đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu
  • Luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu hạn chế ứ huyết tắc ngẽn mạch máu vụng hậu môn.
  • Dùng các thực phẩm bổ sung giúp tăng cường tính bền vững của thành tĩnh mạch

6. Chuẩn đoán và điều trị bệnh trĩ ngoại

a. Các biện pháp chuẩn đoán

Chẩn đoán bằng cách kiểm tra khu vực trực tràng hoặc có thể sử dụng thêm các phương pháp khác như: xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma hay soi hậu môn để kiểm tra tình hình bệnh.

b. Các biện pháp điều trị trĩ ngoại

# Điều trị nội khoa

  • Điều trị nội khoa theo Tây y
  • Sử dụng các thuốc giảm đau paracetamo hay ibuprofen
  • Kem bôi trĩ: Kem Trix fast, Hydrocortisone, Titanoreine
  • Kem trị ngứa: Kem Hydrocortisone
  • Thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân
  • Điều trị nội khoa theo Đông y

vien-giap-ca-spec-trix-1

Viên Giấp cá Trix là dòng sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC. Với thành phần chính là cao khô giấp cá, chiết xuất hạt dẻ ngựa chuẩn hóa, Cao đương quy, Oligosaccharide Fructose (FOS), Chiết xuất hoa hòe, thành phần khác magnesium stearate, talc vừa đủ… mang lại nhiều công dụng vượt trội như

  • Tăng tính bền thành mạch, cầm máu, kháng viêm, giảm đau và sưng,..
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng cho bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ nội với các biểu hiện chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau, nóng rát hậu môn
  • Cải thiện nhanh các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân như đau nhức, cân nặng, tê mỏi chân, phù và nổi nhiều gân xanh

Liên hệ mua sản phẩm viên giấp cá Trix chính hãng thông qua:

# Phẫu thuật trị trĩ ngoại

– Phẫu thuật cắt trĩ ngoại đơn độc

  • Được chỉ định cho trĩ ngoại tắc mạch, không áp dụng với các trường hợp sa trĩ vòng hay có viêm nhiễm hậu môn.
  • Phẫu thuật rạch lấy cục máu đông do trĩ ngoại tắc mạch
  • Được chỉ định cho trường hợp trĩ ngoại tắc mạch và chống chỉ định với trường hợp sa trĩ tắc mạch lan rộng hoại tử hay đang có viêm nhiễm hậu môn

– Phẫu thuật cắt mẫu da thừa trĩ ngoại

  • Cắt bỏ phần da thừa, hai mép vết thương tốt nhất là để hở. Chỉ phẫu thuật vì lý do vệ sinh và thẩm mỹ.

Hy vọng những kiến thức mình chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh trĩ ngoại. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hãy áp dụng những kiến thức của mình học được vào thực tế cuộc sống để có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng nhé! Viên Giấp Cá chúc các bạn thành công và luôn khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.