Táo bón ở phụ nữ sau khi sinh là triệu chứng thường gặp. Sau khi sinh, sản phụ bị mất máu, lại hay phải kiêng cữ, thường nằm một chỗ, ít vận động nên nhu động ruột càng yếu hơn. Phân lưu lại trong ruột lâu bị tái hấp thu nước nhiều nên khô và cứng lại, càng làm tăng nguy cơ bị táo bón.
Thêm vào đó, phụ nữ sau sinh có sự thay đổi về sự cân bằng của nội tiết tố trong cơ thể. Sự gia tăng progesterone có thể khiến bà mẹ cảm thấy kiệt sức và làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn gây ra táo bón.
Thậm chí, một số loại thuốc giảm đau khi chuyển dạ (như pethidine hoặc diamorphine) cũng có thể làm chậm hoạt động của ruột dẫn đến táo bón. Nếu không có biện pháp giải quyết sớm mà để táo bón kéo dài, người bệnh có nguy cơ bị ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và sinh dục như: trĩ, sa dạ con, sa trực tràng, đại tiện ra máu…
1. Táo bón sau sinh có thể trở nên nghiêm trọng hay không?
Bị bệnh táo bón lực tạo ra trong quá trình đại tiện hoặc đại tiện với phân quá cứng có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ – căn bệnh khiến cho tĩnh mạch bị sưng ở vùng trực tràng nếu tình trạng này cứ kéo dài. Bệnh trĩ có thể làm bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu, mặc dù hiếm khi gây ra các biến chứng hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong hầu hết các trường hợp, táo bón sau sinh sẽ tự khỏi nhanh chóng sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc bạn bị chảy máu trực tràng, bạn phải có sự can thiệp của các chuyên gia để tìm liệu pháp điều trị đúng và an toàn.
2. Ngừa táo bón cho phụ nữ sau sinh như thế nào?
Chữa trị táo bón ngay từ đầu rất đơn giản:
– Chỉ cần tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng… Cụ thể, thực hiện chế độ ăn uống đúng (ăn đủ các nhóm chất bột, đường, đạm, béo, rau và trái cây), không nên chỉ ăn những thức ăn khô như cá, giò lụa, thịt kho tiêu… mà phải ăn canh, rau.
– Tập thể dục thường xuyên hoặc nịt bụng vì sau khi sinh tử cung nhỏ lại, ổ bụng lỏng lẻo, áp lực trên các quai ruột giảm gây táo bón. Việc nịt bụng và tập thể dục để cơ thành bụng săn chắc lại một cách nhanh chóng sẽ làm cho áp lực ổ bụng trở lại bình thường giúp giảm táo bón.
– Bạn nên ăn các món có vị chua như sữa chua, nước hoa quả có vị chua tự nhiên như nước bưởi, nước cam… hay các loại canh chua cũng rất có ích trong việc phòng tránh bệnh táo bón.
– Thường xuyên uống nhiều nước hoặc sữa loại ít chất béo, không đường, có nhiều chất xơ.
-Tập đi đại tiện đều đặn mỗi ngày vào một giờ cố định (buổi sáng là tốt nhất).
Táo bón ở phụ nữ sau khi sinh được chia sẽ tại giapca.vn sẽ là hành trang kinh nghiệm cho bạn. Nếu còn thắc mắc vui lòng gọi ngay hotline 0798.16.16.16 để được tư vấn chi tiết rõ.