LỜI KHUYÊN CHO BỐ MẸ CÓ BÉ BỊ TÁO BÓN

Trẻ nhỏ là đối tượng táo bón dễ mắc phải do hệ tiêu hóa chưa thật hoàn thiện như người lớn. Do đó, bố mẹ cần chú ý những nguyên nhân và có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị táo bón cho bé

Bé mắc táo bón do đâu?

Trẻ được bú mẹ hoàn toàn không nhất thiết phải đi vệ sinh mỗi ngày. Vì hâu như tất cả các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ đều được bé hấp thu toàn bộ. Những trên thực tế thì những bé bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón. Ngược lại, những trẻ bú sữa công thức có thể đi ngoài 3 – 4 lần/ngày hoặc đi cầu vài ngày một lần. Tần suất đi vệ sinh của trẻ phụ thuộc vào thành phần sữa trẻ dùng mỗi ngày.

Những trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ có tần suất đi vệ sinh phụ thuộc vào thức ăn bạn chọn, đặc biệt khi bạn cho trẻ ăn thức ăn mới.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc táo bón:

  • Trẻ không đi ngoài vài ba ngày, đi phân cứng
  • Thời gian đi ngoài kéo dài, trẻ thường khó đi và rặn nhiều
  • Trẻ có vẻ lo lắng hay sợ hãi, nhăn nhó hoặc khóc khi đi ngoài
  • Phân cứng chắc có thể lần máu tươi
  • Bụng căng, đầy hơi và khó tiêu
  • Trẻ chán ăn và mệt mỏi

Giải pháp cho bố mẹ: Khi bé bị táo bón, bố mẹ có thể thử một số cách sau đây:

– Đổi sữa cho trẻ: những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ chỉ cần xem xét lại chế độ ăn để phát hiện bé bị táo bón do thực phẩm nào. Mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn thì bé sẽ hết táo bón. Nếu trẻ bú sữa bình hoàn toàn, trẻ có thể bị táo bón do mẹ pha sai cách hoặc pha qua đậm đặc. Hoặc do sữa công thức không cung cấp đủ chất xơ cho trẻ, khi đó, bạn có thể thay đổi loại sữa khác cho bé.

– Bổ sung chất xơ: trẻ khi ăn dặm cũng dễ bị táo bón nếu như mẹ chọn thức ăn và chia nhỏ chưa phù hợp với sức nhai của trẻ. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bố mẹ nên chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ như: bông cải xanh, táo, mận, lê, đào,…hoặc bố mẹ có thể xay nhuyễn thức ăn rắn, các loại rau xanh và hoa quả khi trẻ chưa có khả năng nhai.

– Cho trẻ uống đủ nước: nước rất cần cho chuyển động của ruột. Hãy chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên và đủ kể cả khi trẻ không mắc táo bón. Đối với trẻ trên 6 tuổi, nước ép táo hay mận vừa cung cấp một lượng nước, vừa giúp kích thích nhu động ruột.

– Xoa bóp bụng cho trẻ: xoa bụng trẻ theo chiều đồng hồ mỗi sáng sẽ giúp kích thích nhu đồng ruột tự nhiên của trẻ. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2 – 3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Cách dùng thuốc

Khi các cách trên không hữu hiệu, bạn có thể dùng các thuốc hỗ trợ điều trị an toàn như thuốc bơm hậu môn chứa Glycerin (dùng cho trẻ trên 2 tuổi). Glycerin là thuốc nhuận tràng có tác dụng làm trơn và mềm phân, giúp trẻ đi ngoài dễ dàng. Những loại thuốc nhuận tràng khác khi sử dụng nên có sự chỉ định và giám sát của nhân viên y tế. Bố mẹ không nên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng cho trẻ vì lâu ngày sẽ gây phụ thuộc và làm mất nhu động tự nhiên của ruột.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.