Làm Cách Nào Phân Biệt Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại đều có một số triệu chứng điển hình tương tự nhau. Tuy nhiên, do vị trí búi trĩ hình thành ở trên hoặc dưới đường lược mà dẫn đến một số điểm khác biệt nhỏ. Làm cách nào phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại? Nội dung bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn.

Làm cách nào phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

Bệnh trĩ là bệnh ở hậu môn – trực tràng, bệnh hình thành do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng. Các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài. Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn mà bệnh trĩ được chia ra làm các loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp.

Gọi là trĩ nội vì chân búi trĩ nằm ở trên đường lược. Búi trĩ được hình thành bên trong ống hậu môn (nơi thường không có thần kinh cảm giác) nên ít gây đau đớn hơn. Gọi là trĩ ngoại vì búi trĩ xuất phát từ khoang cạnh hậu môn dưới da, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược (hay dưới cơ thắt hậu môn). Biểu hiện triệu chứng chung của bệnh trĩ là:

+ Chảy máu khi đi đại tiện

+ Sa búi trĩ

+ Đau rát hậu môn

+ Chảy dịch

+ Ngứa hậu môn

Để phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, chúng ta cần chú ý qua những vấn đề sau: vị trí, bề mặt trĩ, biểu hiện, dây thần kinh cảm giác, các mức độ. Cụ thể:

Về vị trí

Trĩ nội: xuất hiện ở phía trên đường lược

Trĩ ngoại: xuất hiện phía dưới đường lược

Về bề mặt trĩ

Trĩ nội: là lớp niêm mạc của ống hậu môn

Trĩ ngoại: là những mô thành lát tầng

Về biểu hiện

Trĩ nội: người bệnh trĩ sẽ bị ra máu tươi, sa nghẹt búi trĩ, viêm da quanh vùng hậu môn

Trĩ ngoại: phần búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn, đau rát và chảy máu. Là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường lòi ra ngoài hậu môn.

Các mức độ

Bệnh trĩ nội: chia làm 4 mức độ

Mức độ 1: búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn

Mức độ 2: búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn và tự co lên ngay sau đó

Mức độ 3: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và người bệnh cần dùng tay để đẩy búi trĩ vào trong

Mức độ 4: búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể co vào trong.

Trĩ ngoại: chia làm 4 thời kỳ

Thời kỳ 1: búi trĩ hình thành ở bên ngoài mép hậu môn hoặc ngay lỗ hậu môn

Thời kỳ 2: búi trĩ phát triển lớn có thể kèm theo các đường tĩnh mạch trĩ bao quanh

Thời kỳ 3: búi trĩ có thể đạt đến kích thước nhất định, gây tắc lỗ hậu môn, tắc mạch hoặc chảy máu.

Thời kỳ 4: có thể gây ra bệnh trĩ huyết khối, gây đau đớn nghiêm trọng hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn.

Về tính chất cơn đau

Bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như nhau, nếu không can thiệp điều trị bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: mất máu, nhiễm trùng máu, sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ, hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng,… Riêng bệnh trĩ ngoại, do búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nên dễ va chạm và bị tác động từ bên ngoài, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, vướng víu hơn nhiều so với bệnh trĩ nội.

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều khó để điều trị dứt điểm. Nhưng nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa kịp thời thì có thể kiểm soát tốt bệnh. Vì trĩ nội và trĩ ngoại có một số điểm khác nhau nên khi điều trị, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành các biện pháp điều trị khác nhau.

Đối với bệnh trĩ nội

Khi người bệnh mắc trĩ nội ở mức độ nhẹ trong khoảng từ 1 – 3 thì các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp nội khoa như: dùng thuốc, bôi thuốc để làm giảm sự đau đớn, viêm nhiễm.

Khi bệnh ở mức độ nặng, các giải pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng các phương pháp: sóng cao tần HCPT, PPH, Longo, khoanh niêm mạc,..

Đối với điều trị bệnh trĩ ngoại

Những người mắc bệnh trĩ ngoại cũng tương tự như trĩ nội. Các bác sĩ sẽ dựa trên mức độ khác nhau của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu người bệnh đang ở mức độ quá nặng thì phương pháp phẫu thuật cắt trĩ sẽ được áp dụng.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng lưu ý một số cách giúp cải thiện bệnh trĩ tại nhà như:

+ Bổ sung chất xơ vào thực đơn mỗi ngày, nhất là rau xanh và trái cây.

+ Ngâm nước ấm hậu môn để giảm đau, chống viêm.

+ Sử dụng túi chườm lạnh hậu môn.

+ Áp dụng các bài thuốc dân gian như: rau diếp cá, lá lược vàng, lá bỏng, lá trầu không,..

+ Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh an toàn từ tinh chất thiên nhiên như dung dịch Giấp Cá Ext Trix Fast

Dung dịch GIẤP CÁ EXT TRIX FAST – cứu tinh cho bệnh nhân trĩ cấp độ 3, 4, cắt ngay cơn trĩ cấp. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gói nước tiện dụng, hiệu quả lâu bền. Với các thành phần chính như:

+ Diếp cá

+ Cao hạt dẻ ngựa

+ FOS (chất xơ hòa tan)

+ Cao hoa hòe

+ Nano curcumin liquid

Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Website: https://giapca.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/

Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí! Hi vọng nội dung bài viết đã giúp bạn biết cách phân biệt bệnh trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả để có thể kịp thời phát hiện, chữa trị đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.