Táo bón kéo dài và cách điều trị bệnh táo bón

TÌM HIỂU TÁO BÓN KÉO DÀI

Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, đau, khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn, hoặc phân nhỏ hoặc cứng. Trong số các triệu chứng này, dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần.

Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí của Rome III để xác định táo bón. Người bệnh táo bón phải bao gồm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:

  • Khó đi ngoài trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Phân nhỏ, lổn nhổn hoặc cứng trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Cảm giác đi tiểu không trọn vẹn trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Cảm giác tắc nghẽn hậu môn hậu trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Dùng tay hoặc can thiệp y tế trong ít nhất 1/4 số lần đi vệ sinh
  • Ít hơn ba lần đi tiêu mỗi tuần

Nếu táo bón kéo dài, tình trạng nặng thêm mà không có biện pháp điều trị bệnh táo bón sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa. Những người cao tuổi, những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý hay thường xuyên ngồi quá lâu sẽ dễ táo bón hơn bình thường.

BIỂU HIỆN TÁO BÓN KÉO DÀI

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

  • Khó thải phân, phân khô hay cứng;
  • Bụng trướng;
  • Đau bụng;
  • Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;
  • Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN

Tình trạng bón xảy ra do phân đi qua trực tràng chậm hơn bình thường, làm cho phân trở nên khô và cứng. Những nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm:

  • Không ăn uống đủ nước hay chất xơ;
  • Không vận động;
  • Mang thai;
  • Căng thẳng;
  • Tắc ruột do ung thư đại trực tràng.

Một số thuốc đặc trị như thuốc giảm đau chứa chất gây tê, thuốc chống dị ứng và một số thuốc chống suy nhược cũng là nguyên nhân phổ biến khác gây táo bón. Táo bón phần lớn không nghiêm trọng mà sẽ tự khỏi sau một thời gian khi bạn thay đổi thói quen sống.

PHƯƠNG PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN

Điều trị bệnh táo bón rất đơn giản. Bạn phải thay đổi lối sống, như tập thể dục nhiều hơn và uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày) và ăn thêm chất xơ. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì bạn dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng thiên nhiên như rau mông tơi, đu đủ hoặc chuối.

Uống nhiều nước

Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây táo bón. Để ngăn chặn vấn đề này, người bệnh táo bón cần uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Một số nghiên cứu cho thấy uống nước có gas hoặc thức uống chứa caffeine có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề táo bón. Nước có gas có thể bù nước nhanh chóng và làm phân di chuyển trong ruột dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước có gas còn được cho là có thể hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.

Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều lượng nước có gas như soda có đường. Bởi vì các loại nước này có thể tác động xấu đến sức khỏe tổng thể.

Tiêu thụ nhiều chất xơ

Bổ sung chất xơ là cách trị táo bón tại nhà đơn giản nhất. Tăng chất xơ có thể làm tăng số lượng và khối lượng phân, giúp phân đi qua ruột dễ dàng hơn từ đó hỗ trợ cải thiện các triệu chứng táo bón.

Về cơ bản chất xơ được chia thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan được cho là có hiệu quả điều trị táo bón và có nhiều trong:

  • Cám yến mạch
  • Lúa mạch
  • Rau củ và trái cây tươi
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu và hạt

Nói chung, để ngăn ngừa táo bón, bạn nên tiêu thụ nhiều chất xơ. Tổng lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày là 25 gram cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới.

Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục thể thao hoặc các hoạt động thể chất có thể hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà. Mặc dù luyện tập thể chất không làm tăng tần suất đi đại tiện, tuy nhiên lại có hiệu quả làm giảm đáng kể các triệu chứng táo bón.

Các hoạt động như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội có thể hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.

PHÒNG TRÁNH TÁO BÓN KÉO DÀI

Một thói quen sống lành mạnh là liều thuốc tốt nhất cho bệnh táo bón. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón:

  • Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn, như là trái cây, rau củ và cả ngũ cốc;
  • Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết ấm;
  • Tránh những thuốc không kê đơn như là thuốc chống dị ứng có thể gây ra táo bón.

Táo bón có thể dẫn đến những hậu quả “khó chịu” khác như nứt hậu môn, bệnh trĩ. Và những bệnh này có thể làm bạn đau đớn khi đi tiêu. Ở trẻ em, táo bón thể hiện ở việc trẻ sợ đi tiêu và từ chối đi bộ, nếu càng nhịn tiêu thì phân càng cứng và lần sau đi sẽ càng đau đớn hơn.

Người táo bón, song song với việc thay đổi chế độ ăn, nên tập thói quen đi tiêu đúng giờ hàng ngày, lựa chọn thời gian thoải mái nhất để dành cho việc này sẽ dần dần khắc phục được bệnh táo bón.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.