Đánh bay nỗi lo táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai là tình trạng rất thường gặp. Theo thống kê có khoảng 50% mẹ bầu mắc táo bón trong suốt thai kỳ của mình. Thông thường, táo bón sẽ mất đi sau khi sinh con. Nhưng trong một số trường hợp, táo bón kéo dài trong suốt thai kỳ kéo theo nhiều bệnh khác như bệnh trĩ. Bệnh trĩ phát triển trong thời kỳ mang thai và nếu nặng lên có thể khiến mẹ phải sinh mổ. Một số cách sau đây sẽ giúp chị em “thổi bay” táo bón an toàn để có một thai kỳ khỏe mạnh.

danh-bay-noi-lo-tao-bon-khi-mang-thai

Tại sao mẹ bầu lại dễ mắc bệnh táo bón

Khi mang thai, cơ thể chúng ta trải qua hàng loạt thay đổi để “chứa đựng” thêm một sinh linh bé nhỏ bên trong tử cung. Trước hết phải kể đến là sự gia tăng nồng độ hocmon progesteron gây giãn và làm giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón. Mẹ bầu cũng thường xuyên sử dụng các loại vitamin, khoáng chất cũng có nguy cơ gây táo bón, ví dụ như viên sắt. Ở những tháng đầu, mẹ thường xuyên bị nôn ói do nghén dễ dẫn đến thiếu chất xơ trong chế độ ăn. Chúng ta cũng thường ăn thật nhiệu thịt vì sợ bé không đủ chất mà lại quên mất chất xơ cũng rất quan trọng.Ngoài ra, khi mang thai mẹ cũng hạn chế đi lại, thiếu vận động.

Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, các yếu tố tâm lý căng thẳng, lo âu của mẹ khi mang thai cũng dễ khiến mẹ bị táo bón.

Táo bón trong thai kỳ thường sẽ giảm khi sinh con và không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nhưng táo bón kéo dài sẽ làm mẹ dễ mệt mỏi, chán ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng, tăng nguy cơ nhiễm độc tố vì phân không được đào thải trong một thời gian dài. Ngoài ra, còn kéo theo một số bệnh nguy hiểm như:

  • Chèn ép, loét trực tràng
  • Nứt hậu môn, phì đại ruột già, sa trực tràng
  • Bệnh trĩ

Điều trị táo bón trong thai kỳ như thế nào?

  • Cân đối chế độ ăn

Để điều trị táo bón, trước hết người bệnh cần tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp. Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

Mẹ bầu mắc táo bón có thể sử dụng sớm các sản phẩm từ dược liệu như giấp cá, hoa hòe, FOS, inulin,… rất an toàn lại mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị táo bón. Giấp cá có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và nhuận tràng rất tốt; Hoa hòe giúp tăng tiết dịch làm mềm phân; FOS và inulin là các chất xơ hòa tan không được hấp thu sẽ làm tăng khối lượng phân và điều hòa nhu động ruột. Hiện nay, những dược liệu này được phối hợp trong sản phẩm đã có mặt trên thị trường như cốm Giấp cá Extra, viên Giấp cá extra, viên Giấp cá trisuta,… đã được Bộ Y tế cấp phép an toàn sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Khi những biện pháp nêu trên không tác dụng mới cần dùng đến các thuốc nhuận tràng.

  • Thuốc nhuận tràng không kê đơn

Một số nhóm thuốc không kê đơn có thể sử dụng để điều trị táo bón khi mang thai như:

  • Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu.
  • Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân
  • Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích (dầu thầu dầu) do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non.

Không nên tự ý sử dụng các thuốc nhuận tràng để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc nhuận tràng thì bệnh nhân không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều  ngày và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc nhuận tràng. Những thuốc này không an toàn khi sử dụng lâu ngày và nhiều tác dụng phụ và kém an toàn trên phụ nữ mang thai. Do đó, các biện pháp điều trị từ dược liệu vẫn là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia trong điều trị táo bón cho nhóm đối tượng đặc biệt này.

Bạn đang bị táo bón hay trĩ trong thai kỳ? Hãy liên hệ ngay số điện thoại của dược sĩ 0798 16 16 16 để được tư vấn miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.