Bị Táo Bón Có Nên Ăn Mì Tôm Không?

Bị táo bón có nên ăn mì tôm không? Mỳ tôm là món ăn được nhiều người lựa chọn nhờ tính nhanh gọn trong cuộc sống bận rộn. Nhưng đây là nguồn thực phẩm tiềm ẩn nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe. Đối với người bị táo bón, ăn mỳ tôm sẽ gây nóng trong người và tăng thêm tình trạng bệnh.

1. Bị táo bón có nên ăn mì tôm không?

Mỳ tôm chứa thành phần chủ yếu là bột mỳ và phụ gia, người dùng nhận được khoảng 190 calo, tương đương với 1 bữa ăn phụ. Calo trong mỳ tôm chứa nhiều carbohydrate khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo và 10,7% lượng protein thực vật. Như vậy, nếu chỉ ăn mỳ tôm, ăn thay cho cả bữa ăn chính thì cơ thể sẽ thiếu khá nhiều dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chất phụ gia cũng gây nhiều tác động lên sức khỏe như:

  • Chất béo trong mỳ tôm là chất béo dư thừa có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao.
  • Mỳ tôm chứa lượng muối cao gấp 1,8 lần so với nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Vì thế, ăn nhiều mỳ tôm sẽ tăng áp lực lên thận, gây nguy cơ sỏi thận.
  • Phụ gia cùng chất bảo quản trong mỳ tôm cũng khiến dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn.
  • Ăn nhiều mỳ tôm sẽ tăng khả năng gây ung thư và đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.

Đặc biệt, mỳ tôm gây nóng trong người. Nếu một người chỉ ăn mỳ tôm mỗi ngày mà không ăn kèm rau xanh, không có quả chín, không thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, tôm, trứng thì sẽ dễ gây táo bón, nóng trong người, nhiệt miệng, mệt mỏi, thiếu chất dinh dưỡng.

Hầu hết mỳ tôm thường có độ giòn và dai, để làm nên độ giòn dai này chúng đã được chế biến bằng dầu nóng ở nhiệt độ cao. Đây là nguyên nhân sau khi ăn mỳ bạn thường cảm thấy khát nước và khô miệng. Nếu ăn mỳ tôm thường xuyên sẽ gây thiếu nước và nóng trong, đồng thời gây nên mụn nhọt, táo bón vì thiếu chất chất xơ và dưỡng chất.

Vậy nên, bị táo bón có nên ăn mỳ tôm không? Câu trả lời là không. Nếu có, bạn nên ăn 1 tuần 2 lần là nhiều nhất. Và nên ăn mỳ tôm kèm với rau để bổ sung nguồn chất xơ hạn chế tình trạng nóng trong, táo bón.

Xem thêm: 7 thực phẩm có thể gây táo bón

2. Nên ăn gì khi bị táo bón?

Đối với người bệnh táo bón, chế độ ăn uống là yếu tố quyết định trực tiếp đến tình trạng bệnh. Chính vì cơ thể nạp vào nhiều thức ăn nóng, dầu mỡ, thiếu chất xơ, thiếu nước nên làm phân khô cứng, khó đẩy ra ngoài. Vậy nên, việc bổ sung chất xơ, uống nhiều nước là ưu tiên hàng đầu trong các giải pháp cải thiện bệnh. Dưới đây là các thực phẩm tốt cho người bệnh, giải đáp thắc mắc: nên ăn gì khi bị táo bón mà bạn không thể bỏ qua.

a. Ăn nhiều các loại rau xanh

Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào thực đơn sẽ giúp tăng nhu động đại tràng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Các loại rau tốt cho người bệnh táo bón là: rau mồng tơi, rau sam, rau má, rau cải bruxen,..

Xem thêm: táo bón có ăn được đu đủ không

Rau mồng tơi: chứa nhiều chất xơ hòa tan và vitamin, khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa. Rau mồng tơi không chỉ hỗ trợ trị táo bón mà còn giúp làm lành vết nứt hậu môn, thanh nhiệt, giải độc.

Rau má: rau má cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên cực tốt cho người bị táo bón, nhiệt miệng. Bạn có thể uống nước rau má, ăn sống rua má, ăn canh rau má,….

Rau diếp cá: với đặc tính mát, mùi hơi tanh, vị chua, rau diếp cá cũng được xem là bài thuốc dân gian chữa táo bón phổ biến. Bạn có thể ăn trực tiếp rau diếp cá hoặc uống nước cốt diếp cá.

Cải bruxen: loại cải này chứa hàm lượng acid folic, vitamin K, vitamin A, canxi, giàu chất xơ giúp làm mềm phân, đi đại tiện dễ dàng hơn.

b. Các loại củ

Củ khoai lang, cà rốt, củ cải, khoai tây, bí đỏ, củ cải,…được xem là những dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung cho người bị táo bón.

Khoai lang chứa lượng chất xơ dồi dào và nhiều chất dinh dưỡng giúp làm mềm phân, kích thích đào thải phân. Củ cải chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, giúp thải các chất cặn bã ra khỏi ruột già.

Xem thêm: bé bị táo bón ăn bơ được không

c. Các loại trái cây

Hoa quả cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào cho cơ thể. Nhưng vẫn có một số loại trái cây gây nóng trong mà người táo bón không nên ăn như quả hồng, quả đào,…Riêng, danh sách các loại trái cây tốt cho người bị táo bón mà bạn nên bổ sung là: táo, chuối, bơ, kiwi, lê, chanh, đu đủ, quả mơ,…

d. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như: đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, mè đen,…có chứa hàm lượng chất xơ cao. Những loại này cần được chế biến thành các món ăn dễ tiêu như chè, cháo,…để được hấp thụ tốt dưỡng chất.

e. Sữa chua

Sữa chua được biết đến với lợi ích kích thích tiêu hóa, dễ ăn, ngon miệng. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic tạo cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người bị táo bón. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, bổ sung canxi giúp răng và xương chắc khỏe.

Việc chú trọng bổ sung thực phẩm ăn uống hàng ngày một cách khoa học là rất cần thiết để cải thiện tình trạng táo bón. Nhưng nếu táo bón ở mức độ nghiêm trọng hơn, bạn cần tham khảo các giải pháp điều trị có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn như dung dịch GIẤP CÁ FOS. Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:

Hi vọng nội dung bài viết giải đáp thắc mắc: bị táo bón có nên ăn mỳ tôm không đã cung cấp đến bạn thông tin bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16  để được hỗ trợ miễn phí!

 

TỪ KHÓA LIÊN QUAN:

bị táo bón có nên ăn mì tôm không
ăn mì tôm có bị táo bón không
ăn mì tôm táo bón
ăn mì tôm có bị táo bón không

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.