Bệnh trĩ giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của bệnh. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn và các biến chứng xấu về bệnh là điều tất yếu khó tránh khỏi. Vậy, trong giai đoạn này các biểu hiện bệnh như thế nào? Đâu là giải pháp can thiệp tốt nhất? Cùng tham khảo nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ giai đoạn cuối
Bệnh trĩ tiến triển âm thầm và diễn biến rất nhanh. Nếu không có phương án can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối. Đồng nghĩa với việc mức độ bệnh nghiêm trọng nhất. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ giai đoạn cuối là:
- Không điều trị dứt điểm táo bón, táo bón kinh niên kéo dài gây trĩ.
- Chủ quan với bệnh trĩ và không can thiệp điều trị sớm.
- Làm việc khuân vác nặng trong thời gian dài mắc bệnh trĩ.
- Thói quen vận động và đại tiện không khoa học.
- Thời gian mang thai, giai đoạn sinh nở.
Đây là những nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến bệnh trĩ âm thầm chuyển sang giai đoạn cuối. Việc ý thức phòng tránh để hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra là điều cần thiết ở bệnh nhân.
2. Dấu hiệu bệnh trĩ giai đoạn cuối
Đến giai đoạn cuối thì các biểu hiện bệnh hiện rõ rệt, không khó để nhận biết bệnh trĩ giai đoạn cuối. Đó là những triệu chứng nặng như:
- Đau hậu môn, cơn đau dữ dội cảm nhận rõ do tổn thương ở hậu môn.
- Chảy máu nhiều. Máu có thể kèm theo phân hoặc chảy thành từng giọt, thành tia máu. Thậm chí khi bạn ngồi xổm hay hắt hơi mạnh cũng có thể khiến chảy máu.
- Sa bũi trĩ. Lúc này, việc quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy các búi trĩ sa xuống nhiều và chúng không có khả năng tự co lên, đưa vào trong hậu môn.
- Dịch nhầy chảy nhiều ở hậu môn. Càng về giai đoạn cuối, dịch nhầy của bệnh nhân chảy càng nhiều. Dịch có mùi hôi đặc trưng và làm hậu môn người bệnh luôn ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Sốt cao do tình trạng viêm nhiễm tại hậu môn trực tràng nặng.
Xem thêm: bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không
Bệnh trĩ giai đoạn cuối dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: mất máu, viêm nhiễm hậu môn, hoại tử hậu môn, áp xe, rò rỉ hậu môn, nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn – trực tràng. Việc can thiệp điều trị là điều tất yếu trong giai đoạn này, chưa kể đến những phiền toái mà bệnh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
3. Cách điều trị bệnh trĩ giai đoạn cuối
Bệnh trĩ giai đoạn cuối không còn nhiều sự lựa chọn. Bởi trong giai đoạn này, mức độ bệnh đã lên cao trào và cách chữa trị không hề đơn giản. Các cách điều trị thông thường như dùng thuốc tây, thảo dược thiên nhiên hầu như không thể đáp ứng hoặc đáp ứng chậm.
Lúc này, phương pháp được bác sĩ chỉ định chính là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, phục hồi chức năng của hậu môn trực tràng. Đồng thời, kết hợp dùng thuốc trị trĩ cho tác dụng chữa lành vết thương, nhuận tràng, kháng viêm.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa như:
- Phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp longo.
- Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD).
- Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT và PPH
Xem thêm: bệnh trĩ điều trị bằng đông y
4. Nên làm gì khi phát hiện bệnh trĩ?
Chúng ta đã biết những tác hại cũng như những khổ sở ám ánh khi mang trong người căn bệnh trĩ. Vậy nên, để sớm nói lời tạm biệt nó, bạn cần chủ động làm những điều này khi phát hiện bệnh trĩ:
a. Ngăn chặn các yếu tố làm bệnh nặng hơn
- Bệnh nhân nên bắt đầu từ bỏ các thói quen gây hại như đứng hoặc ngồi làm việc lâu tại một chỗ.
- Giảm thiểu tối đa việc ngồi quá lâu.
- Tránh dùng sức rặn mạnh khi đi đại tiện.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng đồ mặn, dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng các chất kich thích.
b. Bỏ qua mặc cảm, tâm lý tự ti để đi thăm khám
Bệnh trĩ là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân rất ngại khi đi thăm khám, điều trị, nhất là phụ nữ. Đa phần bệnh nhân sẽ âm thầm chịu đựng cho đến khi bệnh tiến triển xấu. Đây là sai lầm cần tránh. Bạn nên suy nghĩ tích cực, vượt qua tâm lý ngại ngùng để được bác sĩ tư vấn, thăm khám chữa trị ngay từ đầu để tiết kiệm thời gian, chi phí.
Xem thêm: dấu hiệu của bệnh trĩ ở phụ nữ
c. Điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt
- Nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ.
- Uống nhiều nước, từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày.
- Bạn không nên ngồi hoặc đứng liên tục trong nhiều giờ.
- Có thể áp dụng những bài tập đơn giản như đứng lên ngồi xuống sau mỗi 30 phút ngồi tại chỗ.
- Tăng cường vận động thể dục thể thao hàng ngày bằng các bài tập thể thao phù hợp.
d. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều tị bệnh ngay từ giai đoạn bệnh khởi phát
Can thiệp chữa trị bệnh ngay từ đầu sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu mức độ tiến triển bệnh, có thể chữa dứt điểm bệnh mà vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, hiệu quả mang lại cao hơn. Trong giai đoạn này, bạn có thể tham khảo VIÊN GIẤP CÁ EXTRA 60 VIÊN – bài thuốc thảo dược hỗ trợ cho người bệnh trĩ cấp độ 1, 2.
Sản phẩm được kết tinh từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, bao gồm:
- Giấp cá: kháng viêm cầm máu, chống táo bón.
- Rutin: tăng sức bền thành mạch, cầm máu.
- Inulin: chất xơ thiên nhiên, làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.
- Immunepath – IP: phục hồi và làm lành thương tổn trên niêm mạc, giảm nóng rát hậu môn.
Sản phẩm dưới sự phân phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
Website: https://giapca.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/GiapcaExtra/
Thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Hi vọng nội dung bài viết đã mnag đến bạn nguồn kiến thức bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ qua Hotline: 0798 16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!