6 biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch

Có rất nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch chân nhưng hầu hết chúng ta lại chủ quan về bệnh và không điều trị. Điều này thật sự rất nguy hiểm vì bệnh kéo dài theo thời gian sẽ trở nên nặng nề hơn chứ không thể nào tự khỏi nếu không có phương pháp điều trị đúng đắn. Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch khá nguy hiểm, thậm chí là chết người nếu không xử lý kịp thời.

Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (SGTM) hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…

6-bien-chung-nguy-hiem-cua-suy-gian-tinh-mach

Trên thế giới, bệnh SGTM chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, may, chế biến thủy, hải sản, giáo viên… do khối lượng cơ thấp so với nam giới hoặc dùng giày không thích hợp. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân chế biến thủy sản bị giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm trên 70%. Các nhà khoa học dự đoán bệnh sẽ gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống.

 Những biến chứng khôn lường của SGTM

Bệnh SGTM tuy rất phổ biến trong cộng đồng nhưng đa số chúng ta đều chủ quan về bệnh. Hoặc đôi khi triệu chứng bệnh bị nhầm lẫn với một sốt bệnh cơ xương khớp khác dẫn tới điều trị chưa đúng, đến khi phát hiện thì bệnh đã nặng. Một số biến chứng có thể xuất hiện trên người bị SGTM không được điều trị như sau:

Phù chân:

Suy giãn hệ thống các van tĩnh mạch khiến máu kém lưu thông và máu bị ú đọng nhiều lại tĩnh mạch gây gia tăng áp lực lên thành mạch máu. Các mô liên kết sẽ bị giãn ra và dịch trong lòng mạch sẽ thoát ra ngoài gian bào gây phù nề. Bạn sẽ thấy da căng bóng, phù nề, các vết lằng do mang giày dép còn in trên da sau khi cởi giày dép vẫn còn hoặc dùng tay ấn vào vùng phù nề sẽ bị lõm xuống. Phù nề thường xuất hiện ở những phần thấp như mắc cá chân, cổ chân,…

Lở loét:

Giãn tĩnh mạch có thể gây phù và sau đó là loét tại chỗ. Các vết loét trở nặng theo thời gian và rất khó chữa lành. Loét trong bệnh SGTM do nguyên nhân máu kém lưu thông nên sự cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cũng kém, đề kháng tại chỗ yếu và cơ thể không có khả năng chữa lành.

Nhiễm trùng da:

Tương tự như cơ chế hình thành vết loét, nhiễm trùng da cũng rất dễ hình thành. Vi khuẩn bên ngoài bắt đầu xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng gọi là bệnh viêm mô tế bào. Bạn sẽ thấy vùng da sưng từ từ đỏ lên và nóng hơn bình thường.

Chảy máu:

Do máu ứ đọng tại các tĩnh mạch nên khi có bất kỳ chấn thương nào bạn cũng dễ bị bầm tím hoặc chảy máu nhiều hơn, khó cầm máu hơn bình thường.

Viêm tĩnh mạch nông huyết khối:

Máu có nhiều khả năng bị đông lại trong các mạch máu bị suy giãn. Có tới 3% người bị giãn tĩnh mạch phát triển cục máu đông. Các dấu hiệu báo động như đau nhức và ấm da khi chạm vào.

Huyết khối tĩnh mạch sâu:

Có khoảng 25% người bị viêm tĩnh mạch huyết khối có khả năng xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch sâu. Đây là biến chứng của suy giãn tĩnh mạch được xem là tình trạng cấp cứu vì cục máu đông xuất hiện trng các tĩnh mạch sâu sẽ có nguy cơ tách ra khỏi lòng mạch và đi về phổi gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi. Khi có những dấu hiệu như chân sưng, nóng , đỏ và đau, bạn nên đến bệnh viên ngay lập tức.

Hiện nay, vẫn chưa có một thuốc nào có thể trị khỏi hoàn toàn bệnh SGTM chân. Các phương pháp điều trị chính vẫn là điều trị bảo tồn bằng cách dùng các thuốc có tác dụng làm bền thành mạch máu như Rutin, Aescin, Diosmin… Kết hợp với dự phòng như thay đổi lối sống nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang tất thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón… Nếu bệnh vào những giai đoạn nặng nề hơn mà những giải pháp trên không có hiệu quả thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng nhằm loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn ra khỏi cơ thể.

Ngày nay, việc điều trị và dự phòng bệnh SGTM tại nhà bằng các dược liệu đang được chứng minh hiệu quả đáng tin cậy. Giấp cá Trix và cốm CUTDOM là 2 sản phẩm có hiệu quả trong điều trị, làm giảm các triệu chứng của SGTM nhờ thành phần dược liệu có tác dụng làm bền chắc thành mạch và hỗ trợ phục hồi chức năng thành mạch như Hạt dẻ ngựa (Aescin), Hoa hòe (Rutin), giấp cá,… Những sản phẩm này đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường giúp vượt qua căn bệnh SGTM, cải thiện chất lượng cuộc sống của rất nhiều bệnh nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.