Bệnh táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Táo bón là một chứng bệnh phổ biến rất thường gặp hiện nay. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng đặc biệt là những người ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân cũng như cách để điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

I. Táo bón là gì?

Bệnh táo bón được định nghĩa là số lần đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần, khó khăn trong đại tiện, phân cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, phải dùng tay hỗ trợ trong lúc đại tiện. Người mắc bệnh táo bón sẽ cực kì khó chịu và thậm chí sẽ gặp những rắc rối bởi những biến chứng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn nếu không được chữa trị kịp thời.

Táo bón là gì?

II. Nguyên nhân táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh táo bón mà bạn cần tránh:

  • Nhịn đi đại tiện.
  • Uống không đủ nước (làm phân khô cứng).
  • Lượng chất xơ ăn vào không đủ (chất xơ có nhiều trong ngũ cốc, trái cây và rau quả).
  • Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu (những chất này có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón).
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng), đường tinh luyện.
  • Bỏ qua cảm giác muốn đi tiêu, nhịn đi tiêu (có nghĩa là khi có cảm giác mắc đi tiêu nhưng người bệnh bỏ qua, có thể là do họ ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng hay do bận rộn)…Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, người bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón.
  • Ít vận động cũng có thể là nguyên nhân gây ra  bệnh.
  • Mang thai: Áp lực cơ học của tử cung đè lên ruột, thay đổi nội tiết tố khi mang thai làm chậm vận động ruột, uống thuốc sắt trong khi mang thai.
  • Một số loại thuốc có thể gây táo bón phổ biến bao gồm: Thuốc chống trầm cảm, kim loại, thuốc kháng cholinergic, thuốc kháng axit, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc có chứa chất gây nghiện,…
  • Các vấn đề tâm lý (ví dụ trầm cảm, lo lắng) cũng có thể góp phần vào sự phát triển của táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón

III. Triệu chứng táo bón

Để xác định bệnh thì các bạn có thể dựa vào những biểu hiện của táo bón khá thường gặp như sau:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần
  • Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài
  • Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh
  • Đau khi đi đại tiện
  • Đau bụng
  • Máu trên bề mặt phân cứng

IV. Biến chứng của táo bón

Đây có thể là một chứng bệnh có thể không ảnh hưởng nhanh chóng và gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

  • Bệnh trĩ
  • Vết nứt hậu môn.
  • Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ của phân cứng, phân bị kẹt trong ruột, đôi khi gây tắc ruột do phân.
  • Sa trực tràng: Tình trạng táo bón kéo dài làm cho các mô của trực tràng thường xuyên căng giãn , lâu dần có thể gây ra tình trạng  sa phần niêm mạc ống hậu môn và về sau kéo theo cả niêm mạc tuyến của trực tràng gây ra sa trực tràng.

Biến chứng của táo bón

V. Cách trị táo bón

Để giúp bạn điều trị bệnh táo bón một cách hiệu quả thì dưới đây là những ý kiến tham khảo từ chuyên gia mà bạn không nên bỏ qua:

1. Chế độ sinh hoạt

  • Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh các chất chứa caffeine.
  • Giảm các chất béo động vật (kể cả các sản phẩm từ sữa, trứng).
  • Đi tiêu khi có nhu cầu, cảm giác muốn đi.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.

Ăn chất xơ trị táo bón hiệu quả

2. Chế độ dùng thuốc

Tùy theo nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ sẽ kê thuốc nhuận tràng cho phù hợp. Hiện có 4 loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng:

  • Thuốc nhuận tràng cơ học như Cellulose (methylcellulose), gomme sterculia, hemicellulose, agar-agar, vv. Chúng giúp hấp thu nước vào khối phân, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thuốc sẽ có tác dụng sau 1-3 ngày, kể từ khi uống.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Có chứa các chất không hấp thu, giữ nước trong ruột và kích thích đi vệ sinh. Thời gian tác dụng phụ thuộc vào hoạt chất và dạng
  • Thuốc nhuận tràng làm trơn có thành  phần dầu khoáng
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc có tác dụng làm tăng nhu động ruột ở ruột non và ruột già, kích thihcs co cơ để đẩy phân ra ngoài. Thuốc có tác dụng sau 6 – 12 giờ.

Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp nhuận tràng có nguồn gốc từ tự nhiên và làm mát thanh nhiệt cơ thể như các sản phẩm Giấp Cá Extra giúp phòng ngừa và chữa trị táo bón hiệu quả:

DUNG DỊCH GIẤP CÁ EXTRA FOS với sự kết hợp giữa thành phần dược liệu giấp cá và chất xơ hòa tan là giải pháp tối ưu cho tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ em và người lớn. Thành phần gồm có Diếp cá và FOS giúp bổ sung chất xơ hòa tan và cao diếp cá giúp giảm các triệu chứng táo bón cấp và mãn tính, giảm nóng trong người và các triệu chứng bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Ngăn ngừa điều trị táo bón cho trẻ em và người lớn, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

dung-dich-giap-ca-extra-fos

Liên hệ ngay để được tư vấn cũng như đặt mua sản phẩm ngay hôm nay:

Táo bón không nguy hiểm tới tính mạng những nếu không chữa sẽ gây ra nhiều đau đớn và biến chứng về sau này. Việc thay đổi thói quen cũng như dùng các sản phẩm hỗ trợ trong việc phòng ngừa táo bón là rất cần thiết. Sức khỏe là vàng, vì vậy hãy chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và lan truyền chúng tới cộng động nhé.