Sa trực tràng biến chứng nguy hiểm của táo bón

Táo bón là bệnh mà bất kỳ ai cũng gặp phải vài lần trong đời. Táo bón sẽ không nguy hiểm nếu nó chỉ “quấy rầy” cuộc sống của bạn vài ngày. Nhưng khi táo bón sẽ “đu bám” dai dẳng, lặp đi lặp lại kéo bạn sẽ có thể “ôm” thêm nhiều bệnh khác nữa. Sa trực tràng là một biến chứng nguy hiểm của táo bón mãn tính. Hầu hết người bị sa trực tràng đều phải phẫu thuật cắt bỏ búi trực tràng đã sa ra ngoài. Vì vậy, điều trị táo bón sớm bạn sẽ không cần lo lắng về căn bệnh này.

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Sa trực tràng có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng tùy thuộc vào bản chất của sa mà có dịch nhầy (chất nhầy từ hậu môn), chảy máu trực tràng, mất kiểm soát phân các mức độ khác nhau và triệu chứng tắc nghẽn phân.

sa-truc-trang-bien-chung-nguy-hiem-cua-tao-bon

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa trực tràng là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của sa trực tràng bao gồm:

  • Tiền sử sa trực tràng
  • Đi tiêu không thể kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy
  • Táo bóncũng được mô tả như buốt mót (cảm giác đi tiêu không hết phân) và tắc nghẽn đại tiện
  • Cảm giác bị sà xuống
  • Chảy máu trực tràng
  • Tiêu chảy và thói quen tiêu thất thường

Ban đầu, khối sa có thể nhô ra qua kênh hậu môn chỉ khi đại tiện, rặn và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, điều này có thể tiến triển thành sa mạn tính. Sa mạn tính được định nghĩa là sa tự phát khiến cho việc đi bộ, đứng lâu, ho và hắt hơi trở nên khó khăn vì có thể khiến khối sa nhô ra ngoài. Mô của trực tràng mạn tính có thể trải qua các thay đổi bệnh lý như dày, loét và chảy máu.

Sa trực tràng rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ. Do đó, bạn nên đi thăm khám ngay để có chẩn đoán và hướng điều trị đúng đắn.

Tại sao táo bón kéo dài có thể gây sa trực tràng?

Táo bón được mô tả với tình trạng phân cứng, chắc và khó tống xuất ra ngoài. Đây cũng chính là lý do người bị táo bón phải rặn nhiều và thời gian đi ngoài cũng kéo dài hơn. Sự căng thẳng và áp lực cũng sẽ liên tục dồn nén vào phần hậu môn-trực tràng, gây co kéo và giãn có mô liên kết tại trực tràng. Lâu dần các mô liên kết lỏng lẻo không bám được vào thành bụng, trượt khỏi vị trí “quy định” của mình, lòi ra khỏi hậu môn gây ra bệnh sa trực tràng.

Trực tràng là đoạn cuối cùng của hệ tiêu hóa và là nơi chứa phân để chờ ngày “xuất ngoại”. Do đó, những người bị táo bón cũng sẽ có lượng phân tích tụ lại nhiều hơn làm tăng lực đẩy xuống theo chiều trọng lực, cũng tăng nguy cơ sa trực tràng.

sa-truc-trang-bien-chung-nguy-hiem-cua-tao-bon-2

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như mang thai, sinh đẻ, tiêu chảy mãng, ho mãn tính, bệnh thần kinh,viêm đại tràng mãn, làm nghề khuân vác nặng,… cũng có thể khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh.

Lời khuyên và giải pháp điều trị táo bón

Sa trực tràng có thể bất ngờ xuất hiện sau một đợt táo bón nặng kéo dài. Vì vậy, để không lo mắc phải căn bệnh “ói ăm” này, hãy dự phòng táo bón ngay bằng cách thay đổi chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước và thường xuyên tập thể dục. Nếu đã mắc táo bón mãn, bạn nên điều trị táo bón bằng các loại sản phẩm từ thảo dược như giấp cá, đương qui, hoa hòe,…, tránh lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng Tây y hay thuốc xổ.

Viên Giấp cá Extra của công ty cổ phần dược Tâm Dược với chiết xuất 100% thảo dược như giấp cá, hoa hòe, inulin, immunepath-IP là giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón nhanh khỏi cuộc đời bạn chỉ sau 3-5 ngày. Liên hệ ngay với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 0798 16 16 16 để được tư vấn liệu trình hết táo nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.